ngoài vào trong, đúng là chỉ có thể dùng hai chữ “tinh xảo” để hình
dung thôi”.
Thắng Hương Lân thầm biết thời gian bây giờ rất cấp bách,
không thể cùng lúc trả lời hết thắc mắc của mọi người, cô đưa
thanh đuốc cho Cao Tư Dương, lấy bút và sổ ra, vẽ một vòng tròn
hình xoắn ốc, rồi dùng bút đánh dấu rất nhiều vạch ngang trên mỗi
vòng xoắn ốc. Vẽ xong, cô nhìn mọi người và giải thích: “Địa hình
trong sơn động đại khái như thế này, trong vòng xoắn ốc có những
vách ngăn rất tinh xảo, ngoại trừ quy mô trong to ngoài nhỏ ra, thì
kết cấu hoàn toàn đồng nhất, huyệt động của mỗi vách ngăn chính
là lỗ thoát khí, nó giống như… một hóa thạch của cúc đá(1) hoặc
ốc anh vũ”.
1 Cúc đá: là tên gọi chỉ một nhóm các loài động vật không
xương sống biển trong phân lớp Ammonoidea thuộc lớp chân đầu.
Các loài động vật thân mềm này có mối quan hệ gần gũi với các
loài Coleoid còn sống (như bạch tuộc, mực ống, và mực nang) hơn
là các loài Nautiloidea có vỏ như loài còn sống là ốc anh vũ
(Nautilus). Cúc đá là những di chỉ hóa thạch có ý nghĩa quan trọng,
tồn tại trong các lớp đá có tuổi xác định trong bảng niên đại địa
chất.
Tư Mã Khôi nhìn hình vẽ trên sổ, lập tức hiểu ra moi chuyện,
thạch thất trong hang động núi Âm Sơn gian nọ nối tiếp gian kia,
nó là một “hành lang hóa thạch”.
Trong bóng tối, mọi người không thể phát hiện thấy phương
hướng lối ra hơi chệch một chút, mà chỉ thấy địa hình địa mạo
đồng nhất không thay đổi, rồi trong lúc tâm trí bấn loạn, không
tránh khỏi việc đưa ra những suy đoán ngu muội, bây giờ vén được
màn sương, nên những việc còn lại đột nhiên đều trở nên hết sức rõ
ràng: ngọn núi hoàn toàn rỗng ruột này, thực ra là một đĩa tròn hình
xoắn ốc, và có lẽ nó là cái vỏ còn sót lại của loài cổ sinh vật thân
nhuyễn nào đó. Vỏ của loài ốc cúc đá hình như không to đến độ
này, có lẽ đó là vỏ của loài ốc anh vũ cổ, bên ngoài lớp vỏ là tầng