MÊ TÔNG CHI QUỐC TẬP 4: CỬU TUYỀN U MINH - Trang 175

Chữ tượng hình của người Bái Xà cổ đại là tiền thân của chữ triện cổ triều
Hạ, nó còn xuất hiện sớm hơn cả chữ giáp cốt thời Ân Thương. Tư Mã Khôi
từng nhiều lần nhìn thấy loại chữ này trong thành Nhện Vàng ờ Miến Điện
và trong biển cát ở cực vực Lopnor. Đội khảo sát liên hợp Trung Xô gặp nạn
ở kính viễn vọng Lopnor có một chuyên gia khảo cổ tinh thông các loại văn
tự bị thất truyền, trước khi chết, ông đã để lại một cuốn sổ ghi chép dùng
biện pháp đối chiếu để giải mã ý nghĩa của chữ long triện triều Hạ. Hội Tư
Mã Khôi cũng đọc khá kỹ các ghi chép trong cuốn sổ, nhưng vẫn chưa thành
thục đến độ chỉ cần nhìn là biết ý nghĩa, mà phải đối chiếu từng chữ mới
hiểu được nội dung.

Tư Mã Khôi hồi hộp nhìn tấm bia đá, một lúc sau, anh vẫn không phát giác
thấy hiện tượng gì khác thường, anh nghĩ có lẽ dự đoán của mình không sai,
nên liền bảo ba người còn lại cũng quay đầu lại
nhìn.

hoatanhoano.wordpress.com

Mọi người đứng lặng trước tấm bia hồi lâu, mối nghi ngờ càng lúc càng
dâng trào trong lòng, họ không hiểu bí mật ghi chép trên tấm bia đá có thể là
gì? Giống như Hải ngọng nói lúc trước, nếu chỉ có mấy chữ thì nói một câu
có khi còn chưa rõ nghĩa, chứ làm sao có thể còn ẩn chứa bí mật kinh thiên
động địa gì? Hơn nữa, vì sao dòng chữ ấy lại được khắc lặp đi lặp lại nhiều
lần? Điểm then chốt nhất ở đây là bí mật này liệu có liên quan gì đến Nấm
mồ xanh không?

Hải ngọng nói với Tư Mã Khôi: “Tớ có ý kiến thế này, đã xem thì phải xem
hết, vậy mới biết mấy cái ký tự quỷ quái đó rốt cuộc có ý nghĩa gì chứ!”

Tư Mã Khôi nói, nếu xem toàn bộ bí mật chắc chắn sẽ mất mạng, chúng ta
không thể không phòng chuyện này được, có điều nếu chỉ xem một phần bí
mật chắc sẽ không sao, một phần nghĩa là ít nhất một chữ, nhiều nhất cũng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.