Ở vùng sơn khu nọ có người tận mắt chứng kiến cảnh nhiều con vật bị luồng
sáng thẳng đứng hút lên không trung, rồi sau đó bị ném xuống chết tươi.
Hiện tượng nhiều con vật bị thế lực thần bí săn giết gọi là “Thiên liệp”,
nghĩa là “trời săn”. Hình ảnh con quái thú đầu chim mình hươu khả năng là
một con hươu, lúc bị hút lên trời thì áp lực của dòng khí đối lưu đã kéo dài
phần mõm hươu thành hình mỏ chim, từ xa nhìn lên lại tưởng đó là con quái
vật mình hươu đầu chim chăng? Trong mắt của người cổ đại khó tránh khỏi
ngộ nhận hiện tượng này là yêu quái trên trời ăn mất đầu hươu trên không
trung, thực tế đó chỉ là một hiện tượng tự nhiên. Việc xuất hiện dòng khí đối
lưu mạnh như thế chứng tỏ dưới lòng đất có hang động, nghĩ vậy Rasputin
bảo người hướng đạo dẫn đường cho đoàn mình vào trong sơn cốc nơi từng
xảy ra hiện tượng “Thiên liệp” để tìm hiểu rõ ngọn nguồn.
Mờ sáng hôm sau, nghe theo chủ kiến của Rasputin, cả đoàn chuyển hướng
đi vào sơn cốc. Rasputin tin rằng những khu vực có sương mù và ánh sáng dị
thường, thì phía dưới chắc chắn phải tàng trữ mỏ vàng hoặc mỏ pha lê. Mọi
người không từ gian khổ, đội trời lạnh giá, lùng sục suốt sáu ngày, cuối cùng
họ phát hiện một gò cao trơ đất trụi cỏ trong khi xung quanh nó là rừng rậm
um tùm. Cả đội liền khoan một hố sâu, lấy mẫu đá kiểm định thì phát hiện
trong núi quả nhiên có đá quý màu sắc vô cùng hiếm có, còn người hướng
đạo xấu số kia chẳng bao lâu sau liền bị lũ người Nga giết người diệt khẩu.
Từ đó, bất kể mùa đông giá rét khắc nghiệt thế nào, Rasputin đều dẫn đoàn
người vào núi khai thác đá quặng, ông ta tiến hành bước đầu thám trắc mỏ
quặng, đồng thời đặt tên cho mỏ quặng này là “mỏ quặng số 111”. Một lần
nọ, sông Irtysh xảy ra lũ lụt, lòng núi gần hố quặng bị sạt lở với quy mô lớn,
lộ ra một huyệt động rất sâu, dưới đó có mấy phiến đá bằng phẳng, bên trên