Tư Mã Khôi nói: “Tuy tấm bia rất to và dày, nhưng đã bị vùi lấp nhiều năm
dưới lòng đất, chỗ nào cũng toàn khe nứt và vết rạn mai rùa, nếu đứng ở
khoảng cách quá gần thì cuộn thuốc nổ này cũng có khả năng làm sụp cả tấm
bia, bởi vậy lúc sử dụng thuốc nổ, chúng ta phải thật thận trọng mới được”.
Bốn người chuẩn bị đâu vào đấy, mới cẩn thận tụt xuống chân mặt sau của
tấm bia, phát hiện phía trong là động không đáy vừa cao vừa khoáng đạt, áng
chừng đường kính của động đạo và chiều rộng của tấm bia đá tương đương
nhau, trong động tối om, che khuất tầm mắt, phạm vi nhìn thấy hẹp hơn ở
phía ngoài mấy lần, đèn quặng chỉ có thể chiếu sáng được trong vòng năm,
sáu bước. Trong động này, bóng tối như nước triều vô biên không chỉ nuốt
ánh sáng, mà dường như còn nuốt chửng tất cả âm thanh trên cõi đời.
Mọi người không dám liều lĩnh bước vào ngay mà đứng dựa lưng vào tấm
bia đảo mắt quan sát xung quanh, họ phát hiện mặt sau tấm bia cũng khắc
chữ cổ, hai bên vách động còn có dấu tích khắc vẽ tranh mà người Bái Xà để
lại, dường như họ muốn ghi chép những cảnh ngộ mà tổ tiên mình từng gặp
phải trong hang động cổ, chỉ mấy chữ triện cổ sót lại là còn có thể nhận dạng
được.
Thấy Thắng Hương Lân lôi cuốn sổ ghi chép ra đối chiếu dưới ánh đèn
quặng, lần lượt giải mã nội dung còn sót lại trên bích họa, mọi người liền
tranh thủ ngó nghiêng ra phía ngoài qua khe nứt trên tấm bia. Họ lờ mờ cảm
thấy dòng nhiệt lưu đang trào lên, ngoài ra không có hiện tượng khác thường
nào hết. Thấy vậy, mọi người đều nghĩ, lúc trước có lẽ mình đã quá đa nghi,
bèn quay lại hỏi Tháng Hương Lân xem trên vách động khắc những gì?
Thắng Hương Lân bảo, vách động bị rong rêu xâm thực bào mòn nghiêm
trọng, nội dung có thể giải mã được rất ít. Phần có thể dịch ra được có lẽ là