Hồi 3: SỐ MỆNH LÀ DÒNG SÔNG
THẦN BÍ
Mọi người nghe Triệu Lão Biệt nói thì đều cảm thấy rất mông lung: “Số
mệnh của con người đúng là trăm người trăm vẻ, nhưng hòn đá thì làm sao
có số mệnh được?”
Thắng Hương Lân suy đoán: “Có lẽ Triệu lão sư phụ muốn nói – mọi sự vật
trên đời đều có cơ duyên riêng của nó… ”
Tư Mã Khôi nói: “Cho dù hòn đá có số mệnh, thì nó vẫn chỉ là một hòn đá,
tấm bia Vũ Vương chìm xuống vực sâu sao có thể chỉ là một hòn đá bình
thường được?”
Triệu Lão Biệt thấy mọi người vẫn chưa hiểu chuyện, liền bảo: “Thế thì nói
thế này vậy, chư vị đều là những người đi nhiều biết rộng, chắc hẳn biết
Đường Thái Tông Lý Thế Dân chứ hả? Sau khi chết, Thái Tông hoàng đế
được an táng ở Chiêu Lăng, trên mặt đá của điện thờ chạm khắc hình sáu
con chiến mã. Đó đều là những con chiến mã ngài từng cưỡi lúc sinh thời,
chỉ vỉ sơn lăng của Thái Tông được gọi là Chiêu Lăng, nên bức phù điêu
sáu con tuấn mã được đặt tên là ‘Chiêu lăng lục tuấn’, sáu con tuấn mã đó
lần lượt là Táp Lộ Tử có công cửu giá, Bạch Đề Ô ngày đi ngàn dặm,
Quyền Mao Oa thiên mã hạ phàm, Thanh Truy động tác uyển chuyển như
dải lụa trắng, Thập Phạt Xích tuấn mã huyết thống Ba Tư, Đặc Lặc Phiêu
phi nhanh như gió.
Thực ra, phiến đá có khắc ‘Chiêu lăng lục tuấn’ chỉ là một phiến đá bình
thường, trong núi có biết bao phiến đá như thế, nhưng vì trên bề mặt nó
chạm khắc kiệt tác, nên nó mới trở thành báu vật, người nào nhìn cũng