đấu đong gạo, khắc lặp đi lặp lại 73 dòng. Còn truyền thuyết Vũ Vương
chôn tấm bia chỉ là chuyện hậu thế sau này thêm mắm thêm muối vào mà
thôi. Thực ra, tấm bia đó do tổ tiên tộc người Bái Xà để lại, không kẻ nào
được phép phá giải bí mật được khắc trên đó, nếu trái phạm ắt sẽ xảy ra sự
việc khủng khiếp ngoài sức tưởng tượng.
Hội Tư Mã Khôi đều bất ngờ, lúc này không ai buồn bận tâm đến những
chuyện khác nữa, mọi người vội vàng hỏi Triệu Lão Biệt xem lão có biết
thủ lĩnh của tổ chức Nấm mồ xanh là ai không? Triệu Lão Biệt tỏ vẻ ngạc
nhiên hỏi: “Các vị đã từng nhắc đến người này khi còn ở trong sa mạc Lâu
Lan, trộm nghĩ chắc hẳn các vị đã tận mắt gặp kẻ đó rồi mới phải, việc đã
biết rồi, sao cứ phải vặn vẹo mỗ mãi thế?”.
Tư Mã Khôi nói: “Gặp thì đúng là gặp rồi, nhưng lần đầu tiên thì mặt hắn bị
mặt nạ da người của quốc vương Chăm Pa phủ lên, lần thứ hai thì bị mặt nạ
phòng độc che mất, hắn ta chưa bao giờ để lộ khuôn mặt thật ra ngoài”.
Triệu Lão Biệt chớp mắt nói đầy ẩn ý: “Việc này mỗ cũng không dám nói
toạc hai năm rõ mười, chư vị cứ nghĩ kỹ lại xem, vì sao ‘không nhìn thấy
cảnh sắc núi Lô Sơn’
(2)
”
2 “Không nhìn thấy cảnh sắc núi Lô Sơn”: là vế trước của một câu thơ
được trích trong bài thơ “Đề tây lâm bích” của Tô Thức, nguyên văn là
“Bất thức Lô sơn chân diện mục, chỉ duyên thân tại thử sơn trung”, nghĩa
là: Không nhìn thấy cảnh sắc núi Lô Sơn, cũng bởi thân đang đứngtrong
núi. Câu thơ này mang hàm ý, nếu muốn biết diện mạo của một sự vật thì
phải ra khỏi sự vật đó và nhìn toàn cảnh.
Hồi 6: RƠI XUỐNG