mẹ đó sao? Những chiếc váy bị rách hay bị bẩn, hôm sau đều được mẹ "hô
biến" mới tinh, đẹp đẽ. Khi tôi không hiểu bài, mẹ lại là cô giáo. Nhưng mẹ
không chỉ dạy tôi phép tính một hai, mẹ còn dạy tôi cách làm người. Mẹ
dạy tôi phải biết tự lập và không bao giờ được đánh mất lòng tự trọng - cái
cốt cách riêng của người Tràng An.
Tôi nhớ những ngày học đội tuyển Văn ở trường, tôi cần những cuốn
sách khó tìm, vừa đắt lại rất hiếm, mẹ đã đi hết khắp các hiệu sách ở Hà
Nội, đi miết vào bóng chiều hoàng hôn, bỏ lại sau lưng bao nhọc nhằn của
một ngày làm việc mệt nhọc.
Từ hiệu sách Bà già trong con phố nhỏ gần Đại học Sư phạm, đến phố
sách Đinh Lễ dài dằng dặc, có lẽ bà chủ hiệu nào cũng đã quen mặt mẹ tôi,
quen lắm cái dáng người gầy gầy đêm muộn vẫn hay đi tìm sách cho con,
quen cả giọt nước mắt đựng đầy trong hốc má xương xương, tràn trề niềm
hạnh phúc khi tìm mua được cuốn sách cho con mình, dẫu có khi trong ví
chỉ vỏn vẹn vài chục nghìn đồng.
Ngày sinh nhật tôi, mẹ dùng những đồng bạc cuối cùng ấy, vừa đủ
xinh mua hai chiếc bánh tiêu và nến sinh nhật. Tôi chẳng còn nhớ điều ước
ngày hôm đó, nhưng cái vị của chiếc bánh ngon nhất đời ấy, tôi mãi không
thể nào quên được. Ngọt lắm, ngọt lịm bởi sự quan tâm, yêu thương mẹ
chiu chắt dành cho tôi lại vừa pha chút nhọc nhằn, đắng cay của:
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.
(Mẹ ốm - Trần Đăng Khoa)
Rồi biết bao lần tôi mắc lỗi, bao lần tôi ích kỷ, vô lễ với mẹ, biết bao
đòi hỏi của tôi - một đứa trẻ mãi chẳng chịu lớn, mẹ vẫn tha thứ. Tại sao tôi
chưa từng nghĩ đến cảm nhận của mẹ, nghĩ đến bao yêu thương và hy vọng
mẹ dồn gửi vào tôi, để rồi tôi vẫn cứ phụ lòng mẹ.