MIỀN LƯU DẤU VĂN NHÂN - Trang 110

Quãng đời vang tiếng cười, quãng đời đầy nước mắt

Anh làm sao sống được đến hai lần

Rát mặt đường gió rít bước long đong

Tiếng gì thế theo anh da diết đuổi

Thời trai trẻ hay lời em khản gọi

Mà càng xuống đèo anh càng nhớ em hơn

Lát cắt hồi cố. Gã ngẩn ngơ. Tôi cũng bùi ngùi. Chữ tình gã gieo trong

thiên hạ, chính gã cũng chẳng đoán được có bao nhiêu phiên bản.

Giọng đọc thơ của cô giáo trẻ ẩn ức, thổn thức. Cơn cớ nào đó, cô đã hóa

thân thành người thiếu nữ Pleiku nơi đỉnh đèo An Khê mãi dõi theo chàng
thơ trẻ xanh áo lính rời cao nguyên Trung phần một ngày tàn hoa dã quỳ.

Lâu nay tôi vẫn tưởng thơ Hồng Thanh Quang phải qua giọng đọc của

Hồng Thanh Quang thì người nghe mới cảm nhận đủ sắc thái, cung bậc của
thơ. Bởi: "Tôi làm thơ không bao giờ là vì phụ nữ đẹp cả. Cũng không bao
giờ vì ai đó nổi tiếng... Tôi làm thơ vì tình yêu xuất hiện ở trong tôi..."

Nhưng nghe cô giáo đọc, tôi nghĩ khác hơn.

Thơ Hồng Thanh Quang luôn có trực cảm đương đại. Dù những bài thơ

xuất hiện mười mấy năm trước ta bị thuyết phục bởi tình cảm thăng hoa
của gã, hay những bài thơ vừa mới buông tay thì lại có cảm giác như là đã
năm mươi năm tuổi. Nói thơ gã cách tân cũng được, mà quy kết thơ truyền
thống cũng có vẻ xuôi xuôi.

Dù thơ truyền thống hay thơ tự do, chất thơ trữ tình âm vang nhờ âm tiết

gấp gáp và hình ảnh biểu cảm, giàu nhạc tính, khái quát kèm theo chi tiết
đối chiếu, có tác dụng bổ sung nhau, nhưng vẫn run thầm day dứt cảm xúc
của chủ thể trữ tình trong mỗi cảnh huống. Cái tài dị biệt của thơ Hồng
Thanh Quang ở nghệ thuật: Sử dụng những "câu chữ to lớn và thông
thường", với người khác non tay hoặc thiếu nhiệt huyết thì chúng trở nên
sáo rỗng, trơ lì. Nhưng qua Hồng Thanh Quang thì chúng trở nên sang

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.