MIỀN LƯU DẤU VĂN NHÂN - Trang 186

cả đời mình theo con đường văn - một kiểu văn, bằng tất cả trí tuệ, tâm
hồn, sức lực, ông tự tin và bất chấp mọi sự điều chỉnh hay gia giảm quan
niệm sáng tác. Điểm tên tác phẩm Ngô Ngọc Bội từ ngày viết: "Chị Cả
Phây" (1963) kế đến "Ao làng", "Lá non", "Ác mộng", "Gió đưa cành trúc",
"Mênh mang cổng trời", "Tơ vương", "Đường trường", "Đường trường
khuất khúc", gần nhất là "Ẩm ương đi lấy chồng" (2005)… người ta có
ngay một nhận định.

Thời kỳ đầu ông giải quyết khúc mắc đời sống bằng áp đặt chủ quan bản

thân song trùng với toàn thể ý chí cộng đồng. Thời kỳ sau ông chỉ đóng vai
người kể chuyện: kể những chuyện người ta biết nhưng chưa ai kể hoặc
chưa bạo mồm kể bằng giọng điệu thô thô gai gai, khụng khịnh nhưng hồn
hậu như chính con người ông.

Với tư cách là một nhà văn làm báo, Ngô Ngọc Bội có hơn hai trăm bút

ký, ghi chép phản ánh thực trạng mọi chính sách liên quan đến nông
nghiệp. Và, hồn cốt của nó là nông dân vui, nông dân buồn, nông dân kêu
cứu, nông dân xin xỏ, nông dân đói… Ta bỗng yêu quý Ngô Ngọc Bội hơn
bao nhiêu từ đó.

Có lẽ lý do về sự thương khó năng nhặt chặt bị, ý thức trước mỗi trang

dòng phải hữu ích cho nông dân, mỗi khi Ngô Ngọc Bội sờ vào vết chai
trong lòng tay mình vẫn nhận ra dấu của náng cày dấu vai bừa, hay quờ tay
ra sau lưng cũng là người vợ tảo tần và đàn con thập thững trên cánh đồng
chưa kịp bừa ngả rạ.

Bỗng chó sủa chồm chồm ngoài sân. Tiếng trẻ khóc thét. Tôi và Ngô

Ngọc Bội chạy ra. Đứa bé gái chừng chục tuổi, mồ hôi, nước mắt chen
nhau, tay xách can nhựa màu vàng mếu máo:

- Bầm cháu bảo mang rượu sang cho ông trẻ. Rượu này bà trẻ đã đặt từ

tháng trước…

Nhà văn già dậm chân nạt chó, tay đỡ can rượu, dắt bé vào hè.

- Bảo bầm mày đừng nấu nữa, ông có uống mấy đâu. Đang cao huyết áp

bỏ bố đây này… Rượu ông còn ối…

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.