MIỀN LƯU DẤU VĂN NHÂN - Trang 4

gương mặt, bật thức dấu ấn thành công và thất bại, niềm vui và đau khổ mà
nhân vật đã thấm trải. Chân dung văn học, ngoài việc phải làm được hai
công việc trên, còn phải có khả năng kích hoạt được sự quan tâm và cảm
xúc của người đọc, phản ánh được hình ảnh của một thời đại, của một nền
văn hóa mà tác giả và nhân vật làm nhân chứng. Chân dung đơn thuần là
sản phẩm tự nhiên và chân thực của tình cảm yêu mến. Không mấy ai thực
hiện chân dung người mình căm ghét để treo trong nhà. Chân dung nghệ
thuật và chân dung văn học bộc lộ chi tiết về hình thức và tâm lý không
những bằng tình yêu mà có khi còn bị sự thù ghét phối dẫn ngòi bút tác giả.
Nhân vật bị đẽo gọt theo tâm trạng và cảm xúc của người viết, được trao
phó cho tài năng, nhân cách và uy tín của tác giả để gây sức ảnh hưởng tới
sự tôn trọng hay khinh ghét của người đời.

Tôi nhớ, một giáo sư Pháp từng kể trên bục giảng về tập truyện ngắn

trong đó có "Viên mỡ

[1]

" của Maupassant. Flaubert

[2]

- lúc đó đã nổi

tiếng, nhận được cuốn sách của tác giả gửi, nồng nhiệt thốt lên: "Tôi coi
"Viên mỡ bò" là một kiệt tác. Đúng vậy anh bạn trẻ ạ. Không hơn, không
kém, một kiệt tác của bậc thầy… Cô gái của anh duyên dáng đấy, nhưng,
giá anh có thể làm cho nàng mảnh mai hơn một chút thì tôi mới thật sự vừa
lòng"! Sau này, các nhà nghiên cứu phê bình, khi so sánh nhân vật "Viên
mỡ bò" trong cuốn sách được xuất bản với bản thảo gốc, nhận thấy nhân
vật đã bị nhào nặn lại, giảm mỡ ở bộ phận này, khéo léo che giấu cơ quan
khác dù hình ảnh nàng được lấy từ một nguyên mẫu có thật là cô Adrienne
Legay hết sức tròn trịa ngoài đời. Cho nên, tuy thành công, nhưng "Viên
mỡ bò" là một nhân vật của truyện chứ không thể là một chân dung.

Vậy thì mối quan tâm trong một tập sách chân dung, chính là sự thật. Sự

thật làm nên sự thành công của một tập chân dung. Có bao nhiêu phần trăm
sự thật trong tập sách này? Bởi ngay chính say mê yêu dấu chỉ cần quá liều
lượng khi phóng bút có khả năng vô tình biến đổi chân dung thành một
hình tượng hay một điển hình văn học. Điều này làm mất nguyên tắc thống
soái của thể loại chân dung: đó là sự pha trộn của chủ nghĩa hiện thực và
chủ nghĩa tự nhiên. Không có chúng, chân dung của anh bỗng trở thành

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.