hợp, và đây cũng chính là nguyên nhân gây ra mối ác cảm của giới phê bình
đương thời đối với Balzac.
Nên những nhân vật gây ấn tượng mạnh nhất và thành công nhất của
Balzac là những nhân vật phản diện, thường được tác giả cho xuất hiện
nhiều lần trong nhiều tác phẩm để người đọc theo dõi chặng đường phát
triển tính cách, số phận, những bước thăng trầm trong cuộc chen chân trong
thế giới đồng tiền, âm mưu và tội ác (Rastignac xuất hiện trong ba quyển:
Lão Goriot, Bước thăng trầm của kỹ nữ, Miếng da lừa, hay Lucien Chardon
xuất hiện trong Vỡ mộng, Bước thăng trầm của kỹ nữ, và Vautrin trong Lão
Goriot.
Ngược lại, khía cạnh khẳng định cái đẹp trong các tác phẩm của Balzac
bị cho là yếu: "Những nhân vật đức hạnh trong tiểu thuyết Balzac khá mờ
nhạt..."[2]. hoặc: "Những nhân vật trong tiểu thuyết Balzac đều có cử chỉ
tình cảm và phong cách thông tục. Khi muốn diễn tả sự thanh lịch quý phái,
hào hiệp thì Balzac thường khoa trương một cách cầu kỳ: người phụ nữ đức
hạnh và các cô thiếu nữ được khắc họa một cách ngượng nghịu..."[3]. Vd:
Trong tác phẩm "Những quý bà cầu kỳ rởm", thì một số nhân vật đã bảo gia
nhân mang ra "một thứ chất lỏng cần thiết cho cuộc sống" (nước) để mời
khách.
Tiểu thuyết của Balzac phản ánh hiện thực xã hội không mấy tốt đẹp,
nhưng chính Balzac lại từng khẳng định:" Xã hội đã tự tách ra hoặc xích lại
gần hơn với những quy tắc vĩnh cửu, với cái chân thực, cái đẹp, tiểu thuyết
phải là một thế giới tốt lành hơn..." (Lời tựa Tấn trò đời)
Như vậy, thế giới nghệ thuật của Tấn trò đời không đơn thuần là phản
ánh cái thiện, cái ác trong xã hội, mà điều Balzac mong mỏi chính là cải tạo
xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Nghệ thuật của Balzac cũng là vấn đề đã từng gây tranh cãi, khi vẫn có ý
kiến cho rằng "ông có một bút pháp thiếu thoải mái, thiếu sự thuần chất,