nhưng vững vàng cụ thể đầy cá tính thể hiện một khí chất mạnh mẽ", "lối
văn tối tăm hỗn độn" (confus), "sự thông tục" (vulgaire)... Đứng trước
những biểu hiện đó nhiều nhà phê bình thời trước như: nhà lý luận lãng
mạn Sainte Beuve không thích lối thể hiện (văn phong) của Balzac, nhà
hiện thực duy mỹ - nhà văn Gustave Flaubert đã "cau mày" nhận xét "giá
như Balzac biết viết văn". Và đến thế kỷ XX nhà văn André Gide cho rằng
Balzac đã làm cho tác phẩm của ông trở nên cồng kềnh bằng "những yếu tố
hỗn tạp, hoàn toàn không thể đồng hóa được bằng tiểu thuyết". Còn Marcel
Proust lưỡng lự trước câu hỏi "nghệ thuật của Balzac có hay không?". Đồng
thời André Gide và Marcel Proust cũng thừa nhận rằng "có những nhược
điểm không thể tách rời khỏi những tác phẩm của ông".
Chú thích
[1] Cảm hứng vĩ mô: Được hiểu là những tác phẩm văn chương phản
ánh hiện thực thời đại của xã hội và số phận của con người xã hội như sự
tha hóa của con người trong xã hội mà đồng tiền chi phối tất cả giá trị đạo
đức và các mối quan hệ xã hội. Như những nhân vật trong Lão Goriot (Le
père Goriot) sẵn sàng chạy theo đồng tiền và quyền lực chà đạp lên những
giá trị đạo và tình cảm thiêng liêng nhất.
Cảm hứng vi mô: Được hiểu là những tác phẩm văn chương đi sâu vào
thế giới nội tâm của con người khi con người đứng trước những khó khăn
thách thức của cuộc sống. Cuộc đấu tranh đó là cuộc tranh đấu thầm lặng và
gay gắt giữa cái thiện và cái ác, giữa cái cao cả và cái thấp hèn diễn ra trong
nội tâm của con người. Như nhân vật ông già trong Ông già và biển cả của
Ernest Hemingway hay nhân vật Hộ trong "Đời thừa" của Nam Cao.
[2] Hônêrê đơ Banzac (Honoré de Balzac) -Trọng Đức biên soạn -Nhà
xuất bản Giáo dục.
[3] Như trên.