bàn tay, tôi leo lên tận gác mái đế trốn và nhìn xuống dưới khi cảnh sát
rà soát khu nhà.
“Mẹ nó, tao mà tìm ra thì lũ nhóc bọn bay chết chắc,” một gã vừa rà
soát vừa nói. Vị trí trên gác mái rất an toàn, tôi có thể ở đó cả buổi đợi
cảnh sát đi xa rồi trèo xuống. Nhưng có một khả năng là cảnh sát sẽ
nhìn lên và khi ấy tôi cầm chắc cái chết.
Vụ ú tim ấy rồi cũng trôi qua, mở đường cho một vụ khác khi tôi đi
trộm một cái thẻ tín dụng. Chỉ 10 tuổi, tất nhiên tôi không thể chìa thẻ
ra mà dùng. Thế là tôi mang nó cho thuê. Tôi đưa thẻ cho những gã
lớn tuổi hơn, bảo gã vào mua đồ thỏa thích, chỉ cần trả phí cho tôi mà
thôi.
Cứ thế thì đã êm. Một hôm cả bọn nổi hứng lấy thẻ ra dùng. Người
bán hàng cầm thẻ, nhìn chúng tôi, móc điện thoại lên gọi rồi bẻ cái thẻ
ra làm đôi. Cảnh sát ập đến nhanh như chớp và mang cả bọn về đồn.
Mẹ tôi không có điện thoại, thế là cảnh sát phải lấy xe rước mẹ đến
bảo lãnh. Bà vừa thấy tôi là lao vào nện tôi như điên. Tôi phải lùi vào
góc tường, lấy tay che mặt, để mẹ tôi muốn nện vào đâu thì nện. Bà
vừa đánh vừa phun ra những lời tục tĩu. Nhưng khi nhậu nhẹt với bạn
bè, bà còn kể lại là mình đã từng nện thằng con hoang đàng ngay trong
đồn cảnh sát thế nào.
Những trận đòn ấy kinh khủng đến mức bây giờ tôi vẫn còn ám ảnh.
Khi nhìn vào bất kỳ góc tường nào, tôi cũng mường tượng lại cảnh
tượng ngày xưa. Không quan tâm đấy là lớp học, cửa hàng tạp hóa,
đồn cảnh sát hay tòa án, bà cứ dồn tôi vào góc rồi lấy hết sức bình sinh
mà nện. Cảnh sát tất nhiên chả buồn can thiệp làm gì.
CUỘC GẶP VỚI HUYỀN THOẠI
Rồi tôi bị gửi đến các trường phục hồi nhân phẩm dành cho thiếu niên.
Họ buộc chúng tôi lao động, cho đi gặp bác sĩ tâm lý và chiếu phim.
Bộ phim để lại ấn tượng sâu đậm nhất với tôi là “The Greatest” nói về
cuộc đời của Muhammad Ali. Bộ phim kết thúc, mọi người vỗ tay
vang dội thì bất ngờ, Ali bằng xương bằng thịt xuất hiện trên sân khấu.