ngày xộ khám. Chị tôi cũng khuyên tôi nên dừng lại: “Em biết loài
chim nào không thể bay không? Con chim bị nhốt trong lồng, con
chim bị cầm tù”.
Một lần tôi cùng mẹ đến nhà dì Via, bạn mẹ, chơi. Chồng của dì là
một người có tiền và hay khoe khoang. Gã đi ngủ và tôi đã nhanh tay
thuổng toàn bộ tiền trong ví. Khi thức dậy, gã đánh dì Via một trận ra
trò vì nghĩ dì làm việc ấy.
Tôi có áy náy không ư? Không. Khi tôi giật dây chuyền khỏi cổ ai đó,
tôi không quan tâm là họ có bị ngã từ trên cầu thang xuống hay không.
Không ai chỉ cho tôi biết thế nào là tình thương, là lòng trắc ẩn. Tôi
chỉ cảm thấy hơi buồn khi một người quen của mình bị đâm hoặc bắn
chết trong một cuộc thanh toán mà thôi.
Nhìn bạn mình bị xử, tôi cũng chả sợ. Chắc gì chúng sẽ xử mình. Tôi
vẫn ngang tàng cướp giật và đánh nhau mà không sợ hậu quả. Anh trai
Rodney bảo tôi chính là đứa dũng cảm nhất mà anh ấy từng biết.
Nhưng tội nghĩ mình điên rồ nhiều hơn là dũng cảm.
Tôi từng xả súng trước căn hộ mình, ngay khi mẹ tôi đang đứng trên
cửa sổ và nhìn xuống. Thế giới tôi sống ngày ấy như trong tiểu thuyết
vậy. Trộm cướp mới là chính diện, còn cảnh sát là phản diện. Bạn hiền
hành, bạn không có bạn. Phải đánh nhau mới ra chiến hữu, khi đụng
trận thì mới có người bênh.
BỊ CẢNH SÁT TÓM VÌ 1 CHIẾC THẺ TÍN DỤNG
Rồi chuyện gì đến cũng phải đến. Khi ngày càng liễu lĩnh, tôi bắt đầu
va chạm với cảnh sát. Giang hồ bắn nhau thì như cơm bữa, nhưng một
khi cảnh sát đã nổ súng thì đấy là chuyện khác. Bạn đâu thể bắn lại,
bóp cò với mấy thằng giang hồ ất ơ thì chả sao, chứ bạn mà nổ một
cảnh sát thì khốn khổ cuộc đời ngay.
Một lần nọ sau khi giật được hộp nữ trang trên đường Amboy, chúng
tôi chẳng may bị bọn cảnh sát chìm bắt gặp. Họ nổ súng, buộc tôi phải
chạy vào một khu nhà bỏ hoang để ẩn nấp. Khu nhà ấy tôi rõ như lòng