MINDSET - TÂM LÝ HỌC THÀNH CÔNG - Trang 137

Còn một điều nữa mà chúng tôi phát hiện ra trong nghiên cứu của mình mà
vừa đáng ngạc nhiên, lại vừa đáng buồn. Chúng tôi nói với từng học sinh:
“Bọn cô sẽ tiếp tục nghiên cứu này ở một trường khác, và cô nghĩ là các
bạn ở đấy sẽ rất muốn biết về những câu hỏi mà các em vừa làm.” Rồi
chúng tôi cho lũ trẻ một tờ giấy để viết về suy nghĩ của chúng về những câu
hỏi này, và chúng tôi cố tình để một khoảng trống

cuối để chúng viết về số điểm chúng đã đạt được trong bài kiểm tra.

Bạn có tin được rằng, tới tận 40% những học sinh “năng lực” nói dối về số
điểm của chúng? Và “nói dối” ở đây là khai khống điểm cao lên. Trong Tư
Duy Cố Định, khuyết điểm là thứ đáng xấu hổ - nhất là khi bạn có năng lực
– vì vậy chúng đã chọn việc nói dối.

Điều đáng cảnh báo là chúng ta đã làm những đứa trẻ bình thường trở thành
những người nói dối, bằng một việc đơn giản là nói với chúng rằng chúng
rất thông minh.

Ngay sau khi tôi viết tới đoạn này, tôi gặp một giáo viên trẻ đang phụ đạo
cho các học sinh để chuẩn bị cho kì thi vào đại học sắp tới. Anh ta đã tới để
nhờ tôi tư vấn về một học sinh trong lớp của anh. Học sinh này làm những
bài kiểm tra thử và nói dối về điểm số. Nhiệm vụ của anh ta là dạy cô bé về
những gì cô bé chưa biết, nhưng cô bé lại không thể thừa nhận với thầy
giáo những điều chưa biết đó, mặc dù bố mẹ đã phải trả tiền cho cô tới lớp
học!

Vì thế, nói với trẻ con rằng chúng thông minh, về lâu dài, sẽ làm

chúng cảm thấy ngốc nghếch hơn và hành động cũng ngốc nghếch hơn,
nhưng vẫn luôn cố tỏ ra là mình thông minh. Tôi không nghĩ đây là ý muốn
của chúng ta khi chúng ta gán cho chúng những mỹ từ như “tài năng”,
“thiên tài”, “xuất sắc”. Chúng ta không có ý muốn tước đi của chúng trí tò

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.