Sau đó chúng tôi nhìn vào bảng thành tích của những học sinh này. Sau khi
trải nghiệm với những câu hỏi khó, thành tích của những học sinh “năng
lực” giảm sút đáng kể, ngay cả khi chúng tôi cho chúng những câu hỏi dễ
hơn. Mất niềm tin vào năng lực của mình, chúng trở nên còn tệ hơn cả lúc
bắt đầu. Những đứa trẻ “nỗ lực” lại có những kết quả ngày một tốt hơn.
Chúng tận dụng những câu hỏi khó để mài dũa kỹ năng của mình, từ đó khi
quay trở lại với những câu hỏi dễ, chúng xử lý một cách dễ dàng.
Vì đây là một dạng kiểm tra IQ, nên bạn có thể nói rằng, những lời khen về
năng lực đã làm giảm IQ của học sinh, và ngược lại, những lời khen về nỗ
lực làm tăng IQ.
Guettel cuối cùng đã không thành công. Anh mắc bệnh ám ảnh cưỡng chế,
hay bị co giật và cắn ngón tay tới chảy máu. “Chỉ cần dành 1 phút với anh
ta là ngay lập tức bạn có thể thấy căn bệnh ấy khủng khiếp thế nào” – một
phóng viên đã nói. Guettel còn phải chống chọi lại cả chứng nghiện ma túy
rất nặng nữa. Thay vì cho anh ta thêm sức mạnh, thứ “thiên phú” (mà mọi
người hay gán cho anh ta) lại chỉ đem lại cho anh ta nỗi sợ hãi và nghi ngờ
bản thân. Thay vì khích lệ tài năng, nhà soạn kịch tài ba đã dành phần lớn
cuộc đời của mình để chạy thoát khỏi nó.
Nhưng anh ta vẫn còn hy vọng – khi anh ta nhận ra rằng anh ta vẫn
còn nhiều thời gian để sống một cuộc đời không bị điều khiển bởi những gì
người khác nghĩ về anh ta. Một đêm, anh mơ về người ông của mình. “Tôi
mơ tôi đang tiễn ông tới một cái thang máy. Tôi hỏi ông rằng ông có thấy gì
tốt ở tôi không? Ông nhẹ nhàng nói với tôi “Con có tiếng nói riêng của
con.”
Cuối cùng thì Guettel có tìm lại được tiếng nói đó không? Với vở kịch The
Light in Piazza, một vở nhạc kịch vô cùng lãng mạn, Guettel đã chiến
thắng giải Tony Award năm 2005. Anh ta sẽ coi chiến thắng đó là lời khen
cho tài năng hay cho sự nỗ lực? Mong là vế thứ 2.