giống Billy Beane, anh không thể thừa nhận khuyết điểm của mình và học
từ chúng. Vì anh ta đã chọn làm loạn thay vì thi đấu nghiêm túc, Yankees
đã giành chiến thắng trận đấu đó và tiến tới là chiến thắng trận play-off.
Các phóng viên thể thao đều đồng ý rằng tính bền chí quan trọng.
Nhưng họ thú nhận rằng họ không biết nó tới từ đâu. Nhưng tôi nghĩ có lẽ
chúng ta giờ đây đã có thể đoán được, sự bền chí tới từ lối tư duy.
Chúng ta đều biết có một lối tư duy mà trong đó người ta bị bế tắc
với những suy nghĩ về tài năng và sự độc nhất của họ. Khi có gì đó xảy ra
không theo ý muốn, họ lập tức mất tập trung và cả những tài năng đó, làm
mọi thứ họ muốn – và trong trường hợp này, mọi thứ mà đội bóng và fan
hâm mộ muốn – bị đặt vào tình huống nguy hiểm.
Chúng ta cũng biết có một lối tư duy khác giúp mọi người phản ứng
tích cực với những thất bại, điều hướng họ tới những chiến lược tốt hơn, và
dẫn dắt họ hành động để đạt được kết quả tốt nhất cho họ.
Câu chuyện về Yankees và Red Sox vẫn chưa dừng ở đây. Một năm
sau đó, Sox và Yankees lại đối đầu với nhau. Ai thắng bốn hiệp trong tổng
số 7 hiệp sẽ trở thành nhà vô địch của American League và tiến vào World
Series. Yankees thắng 3 hiệp đầu, và số phận đáng xấu hổ của Boston
dường như sắp được lặp lại.
Nhưng năm đó, Boston đã có những thay đổi ở dàn cầu thủ. Họ mua
cầu thủ mới, bán cầu thủ cũ (người mà không ai trong đội muốn thi đấu
cùng), và đưa ra thông điệp: Đây là một đội bóng, không phải là tập hợp
những ngôi sao. Chúng ta tập luyện chăm chỉ vì nhau.
4 hiệp tiếp theo, Boston Red Sox đạt cúp vô địch American League.
Và sau đó là cúp của World series. Năm 1904 là năm đầu tiên Boston chiến
thắng Yankees