TẠI SAO CHÚNG TA KHÁC NHAU?
Từ thời xa xưa, con người đã nghĩ khác nhau, làm khác nhau, và phát triển
khác nhau. Chắc chắn đã có người đặt ra câu hỏi tại sao chúng ta khác nhau
– tại sao lại có người thông minh hơn, đạo đức hơn – và liệu có điều gì làm
những sự khác biệt đó bất biến không? Các chuyên gia đứng đều về hai
phía. Một số cho rằng những khác biệt này bắt nguồn từ sự khác nhau về
mặt thể chất, vì thế khác biệt là không thể tránh khỏi và cũng không thể
thay đổi được. Hàng nhiều năm liền, những tuyên bố về sự khác biệt trong
thể chất này bao gồm sự lồi lõm ở xương sọ, kích thước và hình dạng của
xương sọ, và ngày nay, người ta thêm vào yếu tố gen di truyền nữa.
Số còn lại lại cho rằng, môi trường nuôi dưỡng, những trải nghiệm,
viêc luyện tập hay cách thức học tập mới làm nên sự khác biệt giữa người
với người. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng một trong những người
cực kỳ ủng hộ quan điểm này là Alfred Binet, người phát minh ra bài kiểm
tra trí thông minh IQ. Chẳng phải bài kiểm tra IQ vốn là để đưa ra một giá
trị nhất định cho trí thông minh của một người hay sao? Thực tế không phải
thế. Binet, một người Pháp làm việc ở Paris vào những năm đầu của thế kỉ
20, đã thiết kế ra bài kiểm tra này để lọc ra những đứa trẻ nào không tiếp
thu được nhiều kiến thức từ các trường công, từ đó thiết kế ra những
chương trình giáo dục mới có thể giúp chúng bắt kịp với giáo trình học.
Mặc dù không phủ nhận có sự khác biệt về trí thông minh giữa những đứa
trẻ, Binet tin rằng học tập và rèn luyện có thể đem lại những thay đổi rất
lớn về trí tuệ. Dưới đây là đoạn trích từ một trong những cuốn sách thành
công nhất của ông, Modern Ideas about Children - trong đó ông đã tổng
hợp những nghiên cứu của ông với hàng trăm trẻ nhỏ gặp khó khăn trong
việc học tập: