đều đang gán những đặc điểm qua lại cho nhau. Theo lời của Wile, cả hai
đều đang nghĩ: Brenda thật tẻ nhạt, Jack thật ích kỉ, và mối quan hệ này rồi
sẽ chả đi tới đâu.
Thực ra, cả hai đều có ý tốt. Brenda sợ phải khoe thẳng rằng hôm ấy
cô ấy đã làm việc rất tốt. Cô ấy không muốn tỏ ra mình là một người thích
khoe khoang. Vì vậy cô đã chọn việc kể thật chi tiết về dự án của cô. Còn
Jack không muốn phản ứng bất lịch sự, nên thay vì đưa ra cho Brenda
những câu hỏi, hoặc bày tỏ những chỗ mình khó hiểu, anh lại gồng mình
chịu đựng và chờ cô kết thúc câu chuyện.
Jack chỉ cần nói “Em à, khi em đi quá sâu vào quá nhiều chi tiết,
anh bị loạn và cảm thấy rất khó chịu. Sao em không thử nói về lí do tại sao
em lại thích dự án này đi? Như vậy anh sẽ thích nghe hơn đó.”
Đây là vấn đề của giao tiếp, không phải vấn đề về tính cách hay
phẩm chất. Vậy nhưng, trong Tư Duy Cố Định, việc đổ lỗi xảy ra rất nhanh
với cường độ rất mạnh.
Khi tôi còn bé, tờ Ladies’ Home Journal thường có mục “Can this
marriage be saved?” (Tạm dịch: Cuộc hôn nhân này có thể cứu vãn được
không?). Thông thường, câu trả lời là Có. Tôi bị cuốn vào những câu
chuyện ấy, thấy thích thú về những cách mà một cuộc hôn nhân có thể đi
tới bờ đổ vỡ, và càng thích thú hơn về cách nó vượt qua được sóng gió.
Câu chuyện về Ted và Karen, được kể bởi Aaron Beck, là một câu
chuyện về sự thay đổi trong cách hai người có Tư Duy Cố Định nhìn nhận
về nhau: từ một người có rất nhiều điểm tốt lại trở thành xấu xí trong mắt
người còn lại.
Khi Ted và Karen gặp nhau, họ hút nhau theo kiểu trái dấu. Karen là
một người làm việc tùy hứng và khá vô tư. Ted, một chàng trai nghiêm túc
như thể gánh nặng của thế giới đè nặng lên vai mình, cảm thấy rằng tính