đó, học sinh sẽ tin tưởng hơn rằng năng lực của chúng có thể được bồi
dưỡng. Một nghiên cứu cho thấy khi các giáo viên Toán dạy sao cho các
học sinh hiểu rõ được những khái niệm, đưa ra những phản hồi giúp học
sinh hiểu sâu hơn, và cho phép học sinh chỉnh sửa lại bài tập của mình (để
rút ra kinh nghiệm và thể hiện được rằng chúng đã có sự hiểu biết mới),
học sinh của họ sẽ có một Tư Duy Phát Triển với môn Toán. Những học
sinh này tin rằng chúng có thể phát triển được những kỹ năng Toán cơ bản.
Mặt khác, khi giáo viên nghĩ về Toán như một tập hợp những quy
tắc và phương pháp để học thuộc, họ có thể nhấn mạnh tầm quan trọng của
cố gắng về sự bền bỉ, nhưng các học sinh không cảm thấy được sự tiến bộ
trong năng lực của mình, và không đi tới một Tư Duy Phát Triển. Nhân tiện
cũng nói luôn, rất nhiều trong số những giáo viên này sử dụng cụm từ “Tư
Duy Phát Triển” trên lớp học nhưng phương pháp dạy học của họ - những
hành động của họ - lại không hề đem lại một Tư Duy Phát Triển trong tâm
trí các học sinh.
Các nghiên cứu khác cũng cho ra kết quả tương tự. Trong một cuộc
nghiên cứu, các học sinh cấp ba được hỏi về các thầy cô dạy Toán. Một số
nói khi chúng cảm thấy bế tắc, thầy cô hay cùng ngồi xuống với chúng và
nói “Cho cô xem con làm được gì rồi, chúng ta cùng tìm hiểu xem con đã
nghĩ thế nào để đưa ra được kết luận này, và xem thử xem lần tới con nên
thử cách nào khác nhé”. Những học sinh nào được đối xử như vậy – rằng
điều quan trọng nhất là phải thực sự hiểu được vấn đề, và thầy cô ở đây là
để giúp em làm điều đó – đang dần có cái nhìn về môn Toán với Tư Duy
Phát Triển.
Vậy nhưng, trong kỉ nguyên của những bài kiểm tra quan trọng, rất
nhiều người dạy học bằng cách đặt nặng việc học thuộc lòng các định lý,
quy tắc, phương pháp để chắc chắn các học sinh sẽ làm tốt trong những bài
kiểm tra. Như chúng ta có thể thấy, điều này sẽ kích hoạt nhiều Tư Duy Cố
Định hơn, và có lẽ sẽ phản tác dụng - hạ thấp thành tích của học sinh