Đầu tiên là lời khen. Lời khen của cha mẹ định hình lối tư duy của
con trẻ. Và những lời khen này không phải lúc nào cũng phản ánh đúng tư
duy của cha mẹ. Thậm chí ngay cả những phụ huynh có Tư Duy Phát Triển
đôi lúc vẫn khen năng lực của con cái họ - và hoàn toàn bỏ qua quá trình
học tập của con. Khó có thể gỡ bỏ lối suy nghĩ thông thường rằng khen con
thông minh hay tài giỏi sẽ tăng sự tự tin trong chúng.
Thứ hai, cách người lớn phản ứng với sai lầm hay thất bại của con
cái. Khi một đứa trẻ gặp khó khăn, và cha mẹ lại phản ứng với sự căng
thẳng hay lo ngại về năng lực của con mình, điều này sẽ cấy mầm Tư Duy
Cố Định trong tâm trí của trẻ. Cha mẹ có thể cố nói giảm nói tránh về thất
bại của con, nhưng chính việc làm đó lại truyền tới thông điệp rằng thất bại
là một điều xấu. Vì vậy, mặc dù cha mẹ có thể có Tư Duy Phát Triển, họ có
thể vẫn thể hiện ra sự lo lắng của mình về sự tự tin và nhân cách của con
khi đứa trẻ vấp ngã.
Chỉ những cha mẹ nào phản ứng với những trắc trở của con với sự
quan tâm và coi nó như những cơ hội để học hỏi mới truyền lại được cho
con một Tư Duy Phát Triển. Những người cha, người mẹ này nghĩ rằng khó
khăn là những điều tốt đẹp nên được ôm lấy, và rằng khó khăn nên được
coi là nền tảng cho việc học hỏi. Họ đối mặt trực diện với những khó khăn
ấy và cùng con thảo luận về những bước tiếp theo trong quá trình học tập.
Nói cách khác, hàng ngày, có những phụ huynh dạy con họ rằng lỗi
lầm, trở ngại, và thất bại là những thứ xấu xa, có những người khác lại dạy
điều ngược lại. Những cha mẹ nào coi đó là những điều tốt đẹp sẽ có nhiều
khả năng truyền thụ lại được cho con một Tư Duy Phát Triển hơn.
Thứ ba, có truyền lại được Tư Duy Phát Triển hay không phụ thuộc
và việc giáo viên có dạy học sinh để hiểu hay không, hay là để bắt chúng
phải học thuộc các công thức, quy trình. Nghiên cứu chỉ ra rằng khi giáo
viên quan tâm tới sự thấu hiểu sâu sắc và cùng giúp học sinh làm được điều