HÀI LÒNG VỚI NHỮNG ĐIỀU CHẮC CHẮN
Rõ ràng, những người có Tư Duy Phát Triển sẽ thấy thích thú khi họ làm
điều gì đó ngoài vùng an toàn của họ. Vậy những người có Tư Duy Cố
Định sẽ thấy thích thú khi nào? Khi họ biết chắc chắn những điều họ sắp
làm nằm trong khả năng của họ. Nếu những điều đó chỉ cần có hơi chút khó
khăn – những điều làm họ cảm thấy họ thật kém cỏi hay không có tài năng
– họ sẽ ngay lập tức thấy chán nản.
Tôi đã chứng kiến điều này xảy ra khi quan sát các sinh viên trường
y trong kỳ đầu tiên học về hóa học. Với rất nhiều sinh viên ở đây, cả cuộc
đời họ chỉ sống với một mục tiêu duy nhất: trở thành bác sĩ. Và môn học
này là môn quyết định xem ai sẽ có cơ hội đạt được mục tiêu đó. Môn này
rất khó. Điểm trung bình ở mỗi bài thi cuối kỳ là C+, ngay cả với những
sinh viên xuất sắc chưa bao giờ đạt điểm dưới A.
Thời gian đầu, phần đông các sinh viên đều có hứng thú với Hóa
học. Tuy nhiên sau một kỳ học, những sinh viên có Tư Duy Cố Định chỉ
giữ được sự hào hứng khi nào họ tự tin rằng mình làm đúng. Những sinh
viên nào gặp phải những câu khó nhằn ngay lập tức mất hẳn sự hứng khởi
lúc ban đầu. Nếu tới lớp mà không chứng tỏ được sự thông minh của mình,
họ cũng không còn thích tới học môn này nữa.
Một sinh viên phản hồi rằng: “Khi độ khó trở nên gắt gao hơn, em
cảm thấy phải ép bản thân nhiều hơn để đọc sách và “cày” vất vả hơn cho
những bài kiểm tra. Em đã từng rất thích môn này, nhưng giờ mỗi khi nghĩ
tới nó, em lại thấy chột dạ.”
Ngược lại, những sinh viên có Tư Duy Phát Triển không ngừng bị
kích thích mỗi khi họ gặp phải những vấn đề khó khăn. “Những câu hỏi
này còn khó hơn cả những gì em tưởng tượng, nhưng đó chính là điều em