MINDSET - TÂM LÝ HỌC THÀNH CÔNG - Trang 52

muốn, nên chúng càng làm em quyết tâm hơn. Khi mà ai đó cho rằng em
không làm được điều gì, em lại càng “sôi máu” hơn”. Thử thách và sự hào
hứng trong trường hợp này kích thích lẫn nhau.

Điều tương tự cũng xảy ra ở các lứa học sinh nhỏ tuổi hơn. Chúng

tôi cho những học sinh lớp 5 vài câu đố khá thú vị, và lũ trẻ thực sự thích
chúng. Nhưng khi chúng tôi thay những câu đố đó bằng những câu khó
hơn, những đứa trẻ có Tư Duy Cố Định không còn thích chơi với chúng
nữa, và cũng thay đổi luôn ý định mang những câu đố này về nhà: “Cô có
thể giữ lại chúng. Ở nhà con cũng có mấy cái này.” Như thể chúng muốn
chạy trốn khỏi những câu đố khó càng nhanh càng tốt vậy.

Ngay cả những đứa trẻ có tài năng trong việc giải đố cũng không

phải hoàn toàn miễn dịch với lối tư duy trên.

Mặt khác, những đứa trẻ có Tư Duy Phát Triển lại như bị dính lấy

với các câu đố khó. Chúng thích nhất những câu đố như vậy, và còn đòi
mang chúng về nhà để tiếp tục “ngấu nghiến”: “Cô có thể cho con xin tên
của mấy câu đố này không? Để con có thể nhờ mẹ con mua thêm khi con
giải xong hết chỗ này.”

Gần đây tôi có đọc về Marina Semyonova, một vũ công – đồng thời

là một người hướng dẫn người Nga nổi tiếng, người đã sáng tạo ra một
cách thức tuyển lựa học viên rất mới mẻ. Cách thức ấy là một cách rất
thông minh để kiểm tra xem học viên có lối tư duy gì. Theo lời kể của một
cựu học sinh của cô, “Các học sinh của cô ấy sẽ phải vượt qua một thời
gian thử thách, trong đó cô ấy sẽ quan sát cách họ phản ứng với những lời
khen và nhận xét. Những ai có phản ứng tốt hơn với những lời nhận xét
được cho là xứng đáng.”

Nói cách khác, Marina phân biệt những người thỏa mãn với những

thứ dễ dàng – những thứ mà họ đã làm rất giỏi rồi – với những ai có động

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.