nhiều cuộc nghiên cứu, chúng tôi thử đặt những người tham gia thử nghiệm
vào một Tư Duy Phát Triển. Chúng tôi nói với họ rằng mọi kỹ năng bất kỳ
đều có thể học được, và nhiệm vụ sau sẽ cho họ cơ hội để làm điều đó.
Hoặc chúng tôi cho họ đọc về một bài báo khoa học dạy họ về Tư Duy Phát
Triển. Bài báo kể về những người vốn không có tài năng thiên bẩm, nhưng
lại phát triển được những khả năng tuyệt vời. Những thí nghiệm này đã
biến những người tham gia thành những người có Tư Duy Phát Triển, ít
nhất là trong thời gian ngắn – và họ cũng có những hành động giống với
những người có Tư Duy Phát Triển thực thụ.
Cuối quyển sách này có cả một chương dành riêng cho việc thay đổi
lối tư duy. Ở đó tôi có kể về những con người đã thay đổi dựa vào những
chương trình chúng tôi đã phát triển.
Câu hỏi: Tôi có thể có cả hai lối tư duy không?
Tất cả chúng ta đều có hai lối tư duy này trong đầu. Mọi người đều
có những lối tư duy khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau. Tôi có thể nghĩ
rằng những kỹ năng về hội họa của tôi là cố định, nhưng trí thông minh của
tôi lại có thể bồi dưỡng được. Hay tính cách của tôi là cố định, nhưng sức
sáng tạo lại có thể được phát triển. Chúng tôi thấy rằng lối tư duy mà một
người có trong 1 lĩnh vực sẽ là kim chỉ nam cho người đó ở lĩnh vực đó.
Câu hỏi: Với những niềm tin vào nỗ lực mà cô đã nói ở trên,
vậy có phải khi mọi người thất bại là vì họ đã không cố
gắng đủ không? Tất cả đều là lỗi của họ?
KHÔNG! Đúng là nỗ lực là điều cực kỳ quan trọng – không ai có
thể thành công trong một thời gian dài mà không có nỗ lực – nhưng nó
không phải là điều duy nhất tạo nên thành công. Mỗi người có những tài
nguyên và cơ hội khác nhau. Ví dụ, những người có nhiều tiền (hoặc có ba
mẹ giàu có) sẽ có một “tấm lưới an toàn”. Họ có thể thử nhiều rủi ro hơn và