VI. Các truyền thống
1.
Từ lâu, khi người ta bắt gặp những tập quán, thói quen sống hoặc
nhìn thấy các tòa nhà giống nhau ở Ai Cập và Hi Lạp, câu hỏi đầu tiên
bao giờ cũng là: dân tộc nào tiếp thu từ dân tộc nào? Cái nào lâu đời
hơn? Ai là kẻ sáng tạo và ai là kẻ bắt chước?
Có những trường hợp hoàn toàn chính đáng như của Ai Cập hay
Hi Lạp, của Ấn Độ hay của Iran, nơi sự gần gũi về vị trí mang lại sự
hợp lí cho các giả định. Trong những trường hợp cách xa nhau về địa lí
như giữa Campuchia và Peru hoặc Ai Cập và Azték thì tính chất họ
hàng của đồ gốm và kiến trúc khiến người ta hoặc bất lực hoặc cố gắng
tìm ra một nguồn chung.
Người ta cho rằng cấu trúc tòa nhà của Ai Cập và của Trung-Mĩ
đều bắt nguồn từ hòn đảo bị đắm chìm Atlantic, mà Platón đã viết trong
Timaios. Các tôn giáo, các tinh thần, tư tưởng cũng là các đối tượng cần
tìm kiếm như các yếu tố của cuộc sống. Quan trọng là: tìm được kẻ
sáng chế, tìm được nguồn gốc.
Từ lâu, trong thời kì của chủ nghĩa duy lí khoa học (scientifizmus)
người ta từng tin rằng sự giống nhau trong kiến trúc, trong các phong
tục, trong các tôn giáo chỉ có thể giải thích được bởi quan điểm cho
rằng các dân tộc thừa kế lẫn nhau. Nhưng ngày nay chúng ta biết đôi
khi không giải thích được sự giống nhau chỉ bằng giải thích các tác
động bên ngoài.
Giữa các dân tộc trên trái đất có một sự thống nhất vô hình, và
càng quay lại những thời kì xa xưa điều này càng rõ nét hơn. Sự giống