Veda là một siêu hình học có trước và vượt tôn giáo. Cùng với
truyền thống Trung Quốc, Ai Cập, với chủ nghĩa Pythagoras, với chiêm
tinh học, với lí thuyết thần số học và thuật giả kim, Veda và Sankja là
người lính canh tinh thần đi trước tôn giáo trong cả ý tưởng lẫn thời
gian.
Đây là các truyền thống mà sự tương đồng (analogia) là tính chất
nổi bật nhất, tốt nhất nên đặt chúng song song với nhau, nhất là khi con
người đã nhận thức và chú ý đến tính chất của chúng - ví dụ: những
bình luận về bản chất âm của Kinh Dịch, đối ngược với bản chất dương
của thuyết Pythagoras, Ai Cập và Veda.
Khả năng xác định sự vật rõ ràng chỉ có nghĩa như sau: sự phổ
quát thể hiện một cách khác hẳn trong siêu hình học, một cách khác hẳn
trong tôn giáo, một cách khác hẳn trong huyền thoại.
Biểu hiện trọn vẹn và đúng đắn nhất của tính phổ quát là siêu hình
học; siêu hình học cao hơn hẳn những khác biệt giống loài, dân tộc, cao
hơn hẳn những hạn chế tôn giáo, ngôn ngữ, thời gian, cao hơn hẳn
những giới hạn tri thức, giữa các giai cấp, siêu hình học là tuyên ngôn
tinh thần phổ quát tuyệt đối.
Tôn giáo và huyền thoại cũng mang tính phổ quát, nhưng còn
chứa trong nó những thành tố khác nữa. Những thành tố đó mang tên:
tập thể. Bởi vậy truyền thống vượt trên cả dân tộc và giống loài; còn
tôn giáo và huyền thoại vẫn gắn liền với tập thể, hay nói cách khác vẫn
gắn với dân tộc, giống loài, và thời gian.
Cũng như vậy, khi đồng thời truyền thống phổ quát tiếp nhận
những thành tố tập thể, một mặt nó tan hòa vào tôn giáo và huyền thoại,
mặt khác bắt đầu quá trình cá nhân hóa và sự thể hiện của tinh thần cá
nhân trong các biểu hiện cổ cũng bắt đầu. Biểu hiện cá nhân bắt đầu ở
châu Âu là tư tưởng triết học và thế giới quan của Thalés và
Parmenides, và vẫn tiếp tục như vậy cho đến tận ngày nay.
Về mặt lịch sử, tất nhiên tôn giáo không chỉ là quá trình tập thể
hóa các thành tố phổ quát, mà bởi vì tôn giáo tiếp nhận rất nhiều thành