tố triết học và thế giới quan cá nhân, cho nên cả tôn giáo cũng bị cá
nhân hóa.
Về tổng thể, tôn giáo là một sản phẩm lịch sử, bởi siêu hình học
của con người phổ quát đã tan hòa vào tinh thần của dân tộc, của đám
đông, của thời gian, của loài giống, của triết học và thế giới quan. Bản
thân tôn giáo có thể tiếp thu cả huyền thoại và đã từng như vậy.
Không có loại tôn giáo nào nghèo nàn về gia sản huyền thoại quý
giá, kể cả những tôn giáo như Tin lành (protestáns) có nguồn gốc hiện
đại, chứa bên trong rất ít thành tố phổ quát, gần như hoàn toàn chỉ chứa
đựng các thành tố cá nhân-tập thể. Đức Phật muốn thanh toán hoàn
toàn với huyền thoại và tôn giáo, nhưng những lời dạy dỗ của ngài vẫn
trở thành một tôn giáo, thậm chí là một tôn giáo thần bí mạnh mẽ.
Cội rễ của tôn giáo nằm trong truyền thống phổ quát, và mối quan
hệ của chúng với truyền thống nói chung cũng giống như với huyền
thoại; Mối liên quan của nhiều tôn giáo với siêu hình học cổ duy nhất,
giống như hình ảnh với bản chất, như ý nghĩa với hình ảnh tượng trưng,
như dãy số với MỘT.
Tôn giáo từng có và đang có rất nhiều. Truyền thống từng có, đang
có và sẽ chỉ có một, không có khả năng để có nhiều truyền thống. Sự
thiếu hiểu biết về các tôn giáo, về bản chất và đặc trưng của truyền
thống trong quá trình lịch sử đã mang lại rất nhiều hiểu lầm thô thiển.
Việc nhận ra thể thống nhất phi thời gian của siêu hình học khiến nhiều
người tưởng rằng, vì chỉ có một truyền thống, có thể tạo dựng một tôn
giáo duy nhất gắn với toàn bộ nhân loại.
Bắt đầu từ Mani của Ba Tư, đến một vài kẻ Gnostikus rồi đến
Scotus Eriugena thời trung cổ cho đến các nhà thần học ngày nay đều
tin tưởng vào sự quái gở này, như thể họ tin vào các ngôn ngữ trên thế
giới vậy.
Họ thử tạo một tôn giáo thế giới, trong một niềm tin như thể tôn
giáo là thứ có thể tạo ra được. Thứ tôn giáo thế gian mang tính cưỡng
bức và nhân tạo tất nhiên không thể trở nên phổ quát, thậm chí cả tính