I. Con người theo Vedanta
1.
Phần tiếp sau đây là việc ứng dụng sự tỉnh táo.
Tất cả, cái gì là ánh sáng, so với linh hồn đều mờ nhạt. Tất cả, cái
gì là tinh tế, so với linh hồn đều thô thiển. Tất cả, cái gì là nhẹ nhõm, so
với linh hồn đều nặng nề. Tất cả, cái gì là đời sống, so với linh hồn đều
là chết. Tất cả mọi cái tồn tại, so với linh hồn đều không tồn tại. Bởi
vậy, người đời xưa nói, linh hồn là ánh sáng, là sự phi vật chất, là sự
sống, là cái duy nhất có thực và là hiện thực duy nhất.
Nhưng cái vô hình, phi vật chất, một hiện thực sống động và rạng
rỡ lại bất lực. Cuộc sống đầy ánh sáng, vĩnh cửu, vĩnh viễn này lại bất
động. Linh hồn sống trong một thế giới siêu việt cao nhất, tinh túy nhất,
rạng rỡ nhất, một thứ không bắt đầu và sẽ không kết thúc, không sinh
ra, không chết đi, là thứ có đời sống vĩnh viễn, là kẻ không hành động,
không sáng tạo, không tạo dựng, không thay đổi, không chuyển động.
Nó không với tới cái không phải là nó; nó không động chạm tới
cái không phải là nó; nó sống trong một khoảng cách và sự khác biệt vô
tận với cái không phải là nó. Vậy mà không có gì nó không thấy, không
nghe, không nhận biết và không hiểu. Thế giới này như thể là cái linh
hồn nghĩ ra, tạo dựng ra từ chính nó. Như thể là giấc mộng riêng của
nó, là hình ảnh riêng, là sự phù phép riêng của nó. Bởi vậy người đời
xưa nói, thế giới là thứ không có thực, chỉ là sự phù phép của linh hồn:
là giấc mộng, là ảo ảnh, là sự không tưởng.
Vô ích có người bảo, linh hồn bất lực, mềm mại, nhún nhường,
trinh nguyên, bình thản, không phá vỡ nổi, người đó chỉ nói các dấu