hiệu, những thứ có thể kể đến vô tận. Vô ích người nào đó còn nói
thêm, linh hồn tự phục vụ nó, linh hồn vô tội trong sự rạng ngời rực rỡ
vô tận của mình, và có mặt ở khắp mọi nơi, nhưng vẫn không nắm bắt
được. Họ không nói những đặc tính của linh hồn mà chỉ nói các dấu
hiệu. Vô ích một kẻ nào đó nói thêm, linh hồn cởi mở, trong sạch, giản
dị.
Linh hồn là bản thể. Không có gì là bản thể nếu so sánh với linh
hồn. Bởi vậy người đời xưa nói, linh hồn là thứ duy nhất tồn tại, tất cả
những gì có, đều từ nó ra, là bản thể duy nhất, nhưng không thể hiểu,
không thể nắm bắt, không thể đánh dấu và vô hình.
Nếu như có một ai, không nói trực tiếp mà muốn nói gián tiếp về
linh hồn, có thể nói như sau: linh hồn nhạy cảm. Sự nhạy cảm này có
thể tỉnh táo nhưng có thể lơ mơ ngủ, theo đấy linh hồn có thể hoặc tỉnh
táo hoặc đờ đẫn. Cần phải nhớ kĩ rằng; linh hồn vừa tỉnh táo, vừa buồn
ngủ vừa nhạy cảm, vừa đờ đẫn.
Linh hồn không có đặc tính, bởi vì linh hồn là cái tồn tại duy nhất,
là bản thể đơn giản nhất, duy nhất. Nhưng nếu có một người nào đó
gián tiếp muốn nói một điều gì, chỉ có thể nói một điều duy nhất rằng,
linh hồn không hoạt động, không sáng tạo, không chuyển động, không
thay đổi, mà tỉnh táo.
Bởi vậy theo người đời xưa mức độ đo lường đời sống linh hồn
của con người là sự tỉnh táo. Sự tỉnh táo không phải khả năng hướng tới
sự hoạt động, không phải đặc tính của tư tưởng, không phải sự nhạy
bén của các giác quan, không phải sự sẵn sàng của các sức mạnh,
không phải trí thông minh.
Như vậy sự tỉnh táo thể hiện trong một thế giới không phải linh
hồn mà chỉ là ảo ảnh của linh hồn. Sự tỉnh táo không phải sự hoạt động,
không phải sự ý thức hóa, không phải sự nhận thức, nó là điều không
nhận ra, không phải tri thức. Như vậy sự tỉnh táo chỉ thể hiện trong một
thế giới phụ.