hiểu ra, cần phải đi hỏi các linh hồn. Bởi vậy thuyết nhân học đích thực
ngay lập tức hướng về linh hồn; bởi vậy cần trở nên siêu nhiên, hay
mang tính tôn giáo vì thế.
Mối quan hệ giữa lời tuyên ngôn và tôn giáo bao phủ lên mối quan
hệ giữa sruti và szmriti. Bởi ngay từ buổi ban đầu đã có rất nhiều tư
tưởng đáng ghi nhớ, nhưng lời tuyên ngôn chỉ có một; có nhiều tôn
giáo, nhưng siêu hình học chỉ có một. Rất nhiều tư tưởng đáng ghi nhớ
cũng như rất nhiều tôn giáo thực ra chỉ là sự thực hành lời tuyên ngôn
siêu hình học duy nhất.
Siêu hình học đứng bên trên tất cả các thực hành, như Lão tử đã
nói: “Đạo bảo rằng, đẹp thì đẹp thật, nhưng không thể ứng dụng; chính
cái vĩ đại trong đạo là không thể ứng dụng, bởi sự ứng dụng sẽ dẫn tới
sự chia cắt từng mảnh”.
Các tôn giáo đều đưa đến tới sự cắt rời từng mảnh: bởi vậy những
sáng tạo theo thời gian, những sáng tạo của con người sẽ mất, sẽ qua đi.
Chỉ thời gian siêu hình học còn lại trên tất cả, trên con người, vĩnh
viễn; cùng với thế giới, bởi tinh thần và ý nghĩa của thế giới là logos,
sự tuyệt đối.
Các tôn giáo là sự thực hành, ứng dụng của siêu hình học: với các
hoàn cảnh, các mối quan hệ, với những con người, các loài, các thời
đại. Bởi vậy nền tảng của các tôn giáo là siêu hình học, nhưng không
bao giờ tập hợp thành một thể hoàn chỉnh, thành lời tuyên ngôn siêu
hình học. Mọi tôn giáo chỉ là sự dính mắc với một bộ phận riêng rẽ phù
hợp với mục đích và thời đại của tôn giáo ấy, và đẩy những điều này
lên thành các ưu tiên.
Đạo Phật nâng hai tư tưởng của lời tuyên ngôn lên cao vượt bậc:
sự lặp lại và sự giải thoát. Tư tưởng đầu tiên gọi là luân hồi (szamszara)
và tư tưởng sau gọi là niết bàn. Trong khi những tư tưởng khác rập rình
ẩn hiện xung quanh, nhưng thực chất tôn giáo đều chỉ nằm trên nền
tảng hai tư tưởng này.