giấy mực, công việc in ấn. Và không bao giờ có thể đo đếm hết nổi
những hi vọng, đam mê, lương tâm, kỉ luật, suy tư đi kèm với việc thực
hiện những cuốn sách này.
Vậy mà chẳng có gì chắc chắn, giữa hàng triệu cuốn sách này có
một tác phẩm là hiện thực của nhân loại trong đời sống. Toàn bộ nền
văn hóa nhân đạo thời hiện đại, tâm lí học, khoa học xã hội, văn học,
triết học, đạo đức học, mĩ học, ngôn ngữ học, khoa học tôn giáo đều
không thể thực hiện, thậm chí không bao giờ thực hiện nổi, không bao
giờ có thể hiện thực hóa, và tất cả các tác phẩm đều được tạo ra để
không bao giờ có thể hiện thực hóa nổi chúng.
Hàng triệu tác phẩm này vô ích, thừa thãi, trong một khía cạnh nào
đấy vô nghĩa một cách đau đớn, như thể chưa bao giờ được viết ra. Nỗi
nhọc nhằn, niềm hi vọng, công sức, chất liệu, đam mê, đổ vào một thứ
lãng phí, bởi từ các tác phẩm này không thể học được gì từ thực tế, tinh
thần của những tác phẩm này không thể thực hiện nổi.
Một “nền văn hóa hùng hậu” - lí tưởng tính, một sự ba hoa khoác
lác tày đình, vô nội dung, tạo dựng từ nhu cầu phi hiện thực, với lợi ích
phi hiện thực, với tiêu chuẩn hoang tưởng, không chút quan hệ gì với
sự sống thực chất của con người, chưa từng có, và sẽ không bao giờ có.
Triết học hiện đại, đạo đức học, xã hội học, tâm lí học tạo dựng
trong một lí tưởng tính rỗng tuếch khiến chúng không thể tác động đến
đời sống của bất kì ai. Và nếu một ngày toàn bộ những thư viện sách
này biến mất trên trái đất, không ai nhận ra sự thiếu hụt của chúng.
Thậm chí có thể đánh cuộc rằng: con người hiện đại đang sống
trong tôn giáo Thiên Chúa, nhưng nếu Thiên Chúa giáo một ngày bỗng
biến mất khỏi trái đất, không ai nhận ra sự thiếu vắng này, nhất là các
vị linh mục.
Tóm lại: trong toàn bộ thế giới hiện đại có một cái gì đó thiếu cơ
bản, giả dối, thổi phồng, bên trong nó là một sự lường gạt rỗng tuếch,
luôn vin vào các lí tưởng, vào Thiên Chúa giáo, vào các giá trị đạo đức,