người rừng, sau đó trên con đường thoái hóa trở lại nó bắt đầu cởi bỏ
dạng hình vẫn còn là hình người, và ngày càng trở nên đen tối, méo mó
trở lại, ngày càng máy móc hóa, đờ đẫn hơn, lười biếng hơn, đến chừng
nó sẽ rơi xuống thấp hơn cả vòng của những con vật cao quý hơn.
Trong truyền thống Iran con kiến luôn có một ý nghĩa đặc biệt:
con kiến là hình ảnh của cộng đồng buổi ban đầu, là nhân dân mang
tính người, mang tính thần thánh, cao cả, nhưng rồi dân chúng phạm
tội, và không hoàn tội. Thế là nhân dân cần phải trở thành đám đông,
cần tan rã thành một bầy vô nghĩa.
Quyền lực của các sức mạnh vật chất ngày càng lớn, luôn bất lực
nhường chỗ cho những thế lực ngày càng đui mù, thấp kém, và tầm
quyết định của nó cũng ngày càng lớn. Dân chúng từ từ rời bỏ dạng
hình con người, và trở thành sâu bọ. Nếu kẻ nào trong đời sống cá nhân
xa dần sự tỉnh táo và ngày càng mê muội, sẽ đến với sự tăm tối bên
ngoài: từ trọng tâm đi ra ngoài ngoại vi (periféria) và ngày càng trở nên
ngoại vi hơn.
Hình thức sự sống ngoại vi nhất, biểu tượng động vật của bóng tối
bên ngoài là con rắn, con vật bò dưới đất. Ở Iran người ta biết, con rắn
là sự sống người bị thoái hóa trở lại - một sự sống người đã hoàn toàn
đánh mất trọng tâm của nó, và trở thành khu vực thuần túy, thành cái
bên ngoài thuần túy, thành sự tăm tối bên ngoài thuần túy.
Bởi vậy con rắn không có cánh, chẳng có chân, hình dạng của nó
chẳng khác gì một khu vực không có trọng tâm. Nếu con người thoái
hóa trở lại một cách tập thể, và trong cộng đồng bước ra khỏi vòng sự
sống người, nó cần trở thành sâu bọ, ồn ào, thụ động, hớt hải, thành con
kiến rô bốt.
Sự sống bị thu hẹp, ngày càng tăm tối, đơn điệu sẽ ngày càng thoái
hóa trở lại. Con kiến không có số phận, sự sống, không biết gì về các
vòng thần thánh, không nhận biết Thượng Đế, chẳng tinh thần, chẳng
sự giải thoát, chẳng sự nở hoa của đời sống, chẳng niềm vui, chẳng cái