lời tuyên bố, hay có thể nói lời tuyên bố là thứ ngôn ngữ tuyệt đối
(Lời).
Nhưng lời tuyên bố trong các thời kì lịch sử không thể sử dụng
một cách trực tiếp, mà chỉ như szmriti (truyền thuyết, pháp luật, tôn
giáo). Talmud là một loại szmriti như thế. Sự xuất hiện của nó khoảng
bằng sự xuất hiện của lời bình luận giải thích Veda (Xem thêm triết học
của Origenes).
Từ sự hiểu biết đúng đắn về ngôn từ của lời tuyên bố phần lớn
người ta duy trì các buổi diễn thuyết công cộng, các vị thầy chuẩn bị và
thu thập các văn bản giải thích nghĩa của các từ, các tín điều của thời
trung cổ cần hiểu bằng phương pháp này, bổi vì các tín điều không phải
là lời tuyên bố nguyên sơ, mà chỉ thuần túy là sự giải nghĩa mang tính
chất lịch sử trên nền tảng lời tuyên bố, là lí thuyết, là thời đại người
dành cho các dân tộc.
Nếu tín điều không thể lừa bịp của giáo chủ là đúng, điều đó có
nghĩa là từ chiếc ghế giáo hoàng: từ “ex cathedra” là sự thật, đồng
nghĩa với lời tuyên bố, điều này vô lí.
Tín điều là tâm linh, nguồn của nó trong mức độ nào đó tuyệt đối,
nhưng nhân đạo và mang tính chất thời lịch sử, không phải là Lời tuyệt
đối. Thiếu tín điều không có sự tồn tại của lịch sử, nhưng kể cả khi đó
tín điều cũng không bất khả xâm phạm, thậm chí trong khi ý nghĩa cơ
bản của nó vẫn còn nguyên vẹn, nó vẫn liên tục bị thay đổi trong thời
lịch sử.
Hai ý nghĩa từ tín điều:
1. Mang tính chất Nhà Chung, là nơi bắc cây cầu giữa sự thật của
lời tuyên bố và đời sống thời lịch sử, và đây là bằng chứng chắc chắn
về sự dạy dỗ cội nguồn cho một hiện sinh người.
2. Đồng thời mang cả tính chất của giới Giáo sĩ, là lớp người vì
quyền lợi duy trì quyền lực gắn bó với câu chữ của một phán quyết.
Bởi vậy trong quá trình lịch sử tất cả các tín điều (Kitô giáo, Talmud,
Do Thái v.v.) đều mang hai nghĩa.