65.
Kẻ không nhận ra điều này là kẻ đã đánh mất hoàn toàn sự tỉnh táo
trong nguồn thiên nhiên duy trì bốn trăm năm nay, hay nói cách khác là
kẻ không bao giờ đặt câu hỏi, rằng cái trật tự sống này, cái mà người ta
phơi bày ra, cái duy nhất nói đến thế gian này, cái bỏ xa các nền văn
minh khác xưa hơn, và cái đặc sắc hơn trong thành công của nó so với
mọi cái, đã xảy ra như thế nào, trong cái trật tự sống mà các cuộc chiến
tranh khủng khiếp này nối tiếp cuộc chiến tranh kia, sự tàn sát, sự thù
hằn giữa các tôn giáo vẫn tiếp diễn, hòa bình không thể thực hiện giữa
các dân tộc, trong một xã hội, đẳng cấp này nhe nanh với đẳng cấp kia,
các nhà nước vật vã với sự phá sản công nợ đến tận cổ, tâm linh hao
mòn, đạo đức và hệ thống luật pháp đảo lộn, và thuyết hư vô
(nihilizmus) chuẩn bị nuốt chửng toàn bộ nền văn minh từ tất cả?
Chủ nghĩa phụ hệ đổ tội cho những tàn sát bằng sự xúc phạm luật
(trời), còn chủ nghĩa mẫu hệ cũng nói đúng như vậy nhân danh việc
bảo vệ đời sống.
66.
Trong thế kỉ mười tám, người ta thậm chí còn gọi người đàn bà quý
phái (dáma) là thiên nhiên, người ta hô khẩu hiệu, nếu có chuyện xảy
ra, việc duy nhất là hãy quay trở lại với thiên nhiên (bởi đàn bà quý
phái không bao giờ từ bỏ chủ nghĩa lãng mạn vốn có). Nói như
Nietzsche, đại thể như sau: chúng ta hãy đẽo một cây gậy, lùa cừu ra
đồng cỏ đầy hoa và lắng nghe bồ câu gù trong nắng.
Nhưng đến thế kỉ XIX, đời sống không còn mang tên người đàn
bà nữa. Giờ đây thiên nhiên không còn mang tính chất tỉnh lẻ nữa mà
thành một thực thể đô thị. Trong sự hình dung của nó không chỉ là một
thiếu phụ bình đẳng, một nữ binh, một nữ nghệ sĩ hay nữ ca sĩ lên ngôi,
mà sự thay đổi của thời gian còn đưa các mệnh phụ trơ trẽn của đời