MINH TRIẾT THIÊNG LIÊNG - TẬP 3 - Trang 262

105.

Không được phép hoảng sợ khi cho rằng con người cần xem xét lại cội
nguồn của sự đồng nhất nhầm lẫn. Thế gian như vậy, trong cái hình
dạng của sự phản chiếu bằng những ảo ảnh riêng khi tạo dựng ra thế
gian, cái mà truyền thống Ấn Độ gọi là trạng thái bất lực của sự rối
loạn (abhimánitvan prajatah).

Phát hiện ra sự đồng nhất nhầm lẫn này không thể là một sai lầm

lớn hơn. Con người cần nhận về mình sự nhầm lẫn (adhjasza) này, bởi
vì nếu không coi sự nhầm lẫn này là của mình, sẽ không thể từ bỏ nó.

Bản chất của con người chìm vào ảo ảnh, chỉ trên một điểm duy

nhất, như từ một tia lửa, con người mới có ý thức tỉnh táo và trong sạch
về một sự tương đồng với sự sống gốc.

Điểm duy nhất đó truyền thống Ấn Độ gọi là átman. Átman chỉ là

một điểm. “Điểm này bé hơn hạt bụi, lớn hơn đỉnh núi, lớn hơn thế
gian, lớn hơn thế gian gộp với tất cả”.

106.

Thế gian không phải là cái bên ngoài, không phải là bên trong, hay
đúng hơn vừa bên ngoài vừa bên trong: là cái toàn bộ. Hậu quả của rối
loạn sự sống biến thế gian thành bên ngoài và bên trong, cái bên trong
bị phản chiếu ra bên ngoài và đặt ở bên ngoài, cái bên ngoài như một sự
tồn tại độc lập với cái bên trong.

Con người cần phải coi người khác như một cái bên ngoài, và

đồng nhất mình với họ một cách nhầm lẫn. Con người chỉ có thể đồng
nhất bản thân mình bằng những ảo ảnh của mình, và sự giống nhau này
làm con người tin chỉ vì nó phản chiếu bản thân nó trong ảo ảnh, trong
ảo ảnh con người gặp chính bản thân mình.

107.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.