hội đủ hai yếu tố: trí tuệ phát triển và thời tiết giá lạnh, thì người
nguyên thủy mới biết dùng lửa.
• Mặt khác, lửa rất Dương, nên những sinh vật ăn trái cây, rau sống
(thịnh Âm) sẽ sợ lửa. (Thực tế cho thấy người nào chuyên ăn trái
cây lâu dài, khi ra nắng sẽ bị lóa mắt không chịu được). Còn động
vật ăn huyết nhục thì quá Dương nên kỵ lửa. Chỉ có sinh vật nào ăn
hạt là loại thức ăn không quá Dương cũng chẳng quá Âm sẽ không
sợ và không kỵ lửa.
Chính việc chuyển sang ăn hạt cốc loại đã khiến loài người trở nên
biết dùng lửa. Và, chỉ có tổ tiên loài người là sinh loài duy nhất hội
đủ điều kiện để dùng lửa. Từ đó họ tiến hóa và trở thành ngươi văn
minh ngày nay.
Khi trục quay của trái đất thay đổi, nhiều nơi từ ấm áp trở thành giá
lạnh, bắt buộc người nguyên thủy phải di cư đến nơi ấm hơn, hoặc
nếu vẫn ở lại chỗ cũ thì phải chuyển sang ăn thịt (Dương hơn).
Nhưng từ khi biết cách dùng lửa và muối, vấn đề Dương hóa thức
ăn thực vật có thể thực hiện dễ dàng hơn nhờ nấu nướng.
c. Đến thời kỳ cận đại
Có thể dựa vào chế độ ăn uống mà chia loài người thành ba nhóm
sau đây:
* Nhóm các dân tộc ăn thịt, trở thành cực Dương, do ăn thịt nên
giác quan sắc bén, hoạt động mạnh và có khuynh hướng ràng buộc
vào thế giới vật chất, họ dễ dàng trở thành người thực dụng, theo
chủ nghĩa vật chất.
Lại ở trong môi trường giá lạnh, phải luôn luôn vật lộn đấu tranh với
thời tiết khắc nghiệt nên họ sớm phát triển khoa học kỹ thuật, cộng
với giác quan sắc bén nên thích nối dài giác quan: chế ra súng bắn,
xe chạy, máy móc, vô tuyến... và thích nghiên cứu tìm hiểu các hành
tinh khác. Đó là tổ tiên của các dân tộc Âu, Mỹ ngày nay.
* Nhóm các dân tộc ăn cá, thường có khuynh hướng tương đối bảo
thủ. Nhóm này là tổ tiên của người Nhật và người Ý ngày nay.