đường. Công trình xuất sắc của tiến sĩ Wallack đã chỉ ra: Bệnh tiểu
đường là do thiếu crôm và vanadium. Điều này đã gợi ý cho tôi tìm
những thảo dược có nhiều hai chất này để tạo ra chế phẩm chữa
bệnh tiểu đường, kết quả thật không ngờ! Nhưng, những kết quả ấy
chẳng được quan tâm, thậm chí bỏ quên!
Những nạn nhân của nền văn minh áp đặt luôn luôn tỏ ra coi
thường phương pháp thực dưỡng. Họ lập luận rằng, bệnh nan y,
hiểm nghèo phải được chữa trị bằng phương pháp hiện đại nhất,
trang thiết bị tối tân nhất, thuốc công hiệu nhất! Mà không chịu thấy
những cái “nhất” đó đã tỏ ra bất lực và thất bại từ lâu rồi!
Càng ngày chúng ta càng thấy không ít trường hợp chẳng phải
người bệnh chết vì bệnh nan y, mà chết vì cách chữa những bệnh
đó!
Nhiều lần chia sẻ, mạn đàm, trao đổi, tôi thường nhận được sự băn
khoăn lo lắng chân tình hoặc thách thức rằng: Ý kiến của tôi trái
ngược với mọi người, trong đó có nhiều nhà khoa học tiếng tăm.
Chẳng lẽ tất cả họ đều sai?
Tôi trả lời như sau:
• Thứ nhất, chân lý, sự giác ngộ luôn luôn chỉ lóe sáng ở một người
chứ chưa bao giờ lóe sáng ở hai người cùng một lúc, càng không
thể ở nhiều người! Vì thế chẳng phải lúc nào chân lý, lẽ phải cũng
thuộc về số đông! Lịch sử tiến hóa nhân loại đã minh chứng rất rõ
điều này: Khi học thuyết Tương đối, hình học phi Euclide... ra đời thì
các tác giả luôn hứng chịu búa rìu của dư luận, thậm chí bị miệt thị,
lên án, bức tử!
• Thứ hai, những điều tôi trình bày trong quyển sách này không phải
là của tôi, mà là kết tinh hàng nghìn năm của nền cổ Đông phương
học; nó đã khai mở, chiếu rọi con đường khác hẳn con đường của
văn minh Tây phương hiện đại. Tiếc thay, minh triết ấy đã bị chính
người phương Đông xao lãng, bỏ quên; bị người phương Tây coi
thường hoặc không biết, không hiểu!