Rất may, vào giữa thế kỷ trước, minh triết ấy đã được giáo sư
Ohsawa làm sống lại, bổ sung, mở rộng và hoàn thiện thêm. Phần
tôi, nếu có chăng chỉ là trình bày những quan điểm ấy theo cách
riêng, với lập luận đơn giản dễ hiểu hơn mà thôi!
• Thứ ba, con người ngày càng quá tin vào khoa học kỹ thuật, mà
khoa học kỹ thuật chí là một xu hướng, một con đường đi tới chân
lý, tuyệt nhiên không bao giờ là chân lý như nhiều người đã ngộ
nhận
(*)
!
(*)
Số Pi không phải là 3,1416; Tốc độ ánh sáng không phải bằng
300.000 km/ giây ... mà là những con số thập phân dài vô tận! Trong
vũ trụ không có đường thẳng, mặt phẳng như hình học Euclide đã
khẳng định, mà chỉ có đường cong, mặt cong mà thôi!...
Khoa học đã đưa nhân loại tới một số kết quả trong đại dương
mênh mông của sự kiện, hiện thực khách quan. Nhưng không thể
chỉ dựa vào một số ít sự kiện, hiện tượng đã biết để kết luận cho cả
đại dương mênh mông của hiện thực khách quan được! Rất nhiều
người đã quá dính mắc, lệ thuộc vào khoa học nên sống sai với quy
luật của vũ trụ vô biên, bao trùm!
Suy ngẫm về điều này, tôi thường tâm sự với các bạn trẻ: “Tôi là
người ngược đời, bởi vì đời ngược quá rồi!”. Riêng trong lĩnh vực
ăn uống thôi, thông qua quyển sách này chắc bạn đọc cũng thấy rõ
điều đó!
Sau nhiều năm tìm hiểu, thực hành và thuyết trình về thực dưỡng,
dưỡng sinh chăm sóc sức khỏe... tôi đã suy ngẫm nhiều về sức
khỏe, Y học và trình bày ở quyển Thế nào là văn hóa sức khỏe.
Trong phạm vi quyển sách này, xin chỉ nêu ngắn gọn vài ý như sau:
Nhìn tổng thể, Y học có hai mảng chính:
• Mảng thứ nhất: Khám, chữa bệnh
Mảng này mang tính chất tình thế, đối phó trước mắt! Những thế kỷ
qua, do chủ yếu tập trung vào khám, chữa bệnh, nên Y học đã đạt
nhiều thành tựu ở mảng này. Tuy nhiên cũng để lại nhiều hạn chế,