quái. Thế là người ta coi mầm bệnh là kẻ thù, rồi tập trung sự chú ý
và sức mạnh để tiêu diệt chúng! Những người luôn dồn nén trong
Tâm thức như vậy sẽ rất gần gũi với đau khổ, hận thù, tương tàn,
sát hại. Chiến tranh hạch tâm là bước đi cuối cùng của hạng người
này!
Ngược lại, sống thuận theo thiên nhiên, ăn uống đúng nguyên lý Âm
- Dương thì cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng cao. Vi trùng, vi-rút
không gây bệnh cho ta, chúng không còn là kẻ thù nữa mà là những
người hàng xóm, người bạn, thậm chí người thầy, người giám sát
ta! Khi ta vô tình sống, ăn uống sai, khiến cơ thể suy yếu, thì các
mầm bệnh lên tiếng, nghiêm khắc nhắc nhở!
Ai suy nghĩ, nhận thức được như vậy thì tình thương, bác ái, hạnh
phúc... luôn tràn ngập cuộc đời, hòa bình thế giới chắc chắn trong
tầm tay!
Tình cảm ấy không thể truyền dạy hoặc phấn đấu theo kiểu thông
thường mà có được, nhưng thực hành ăn uống đúng, sống tốt lâu
dài sẽ tự có!
“Hòa bình là trách nhiệm nội tâm của từng cá nhân, là hạnh phúc
viên mãn, tự do vô biên, công bằng tuyệt đối và sức khỏe hoàn hảo!
Ai không có được những tính cách đó sẽ không thể nào biết đến
hòa bình đích thực!” (Ohsawa)
6. Lúc này hơn lúc nào hết, thái độ của một người trước vấn đề ăn
uống: Cầu kỳ, cao lương mỹ vị hay đơn giản; Ăn thịt hay ăn chay, ăn
nghiến ngấu hay chừng mực, ăn trong náo loạn hay trong chánh
niệm, ăn xả láng hay theo nguyên lý Âm - Dương vô song của vũ
trụ...
Nói cách khác: Ăn uống những gì, ăn uống như thế nào, phải được
coi là tiêu chuẩn quan trọng số một, là thước đo chính xác nhất để
thẩm định mức độ giáo dục, trình độ văn hóa, đạo đức, giác ngộ,
phẩm giá và nhân cách đích thực của mỗi con người!
7. Thế kỷ XX đã có nhiều hội nghị Quốc tế về dân số và lương thực.
Tôi tin rằng: thế kỷ XXI chắc chắn sẽ có nhiều hội nghị Quốc tế về