1 Đôi nét về cây lúa và hạt gạo
Lúa là cây lương thực cổ xưa nhất trên trái đất, hiện đang nuôi sống
già nửa nhân loại. Việt Nam là trung tâm xuất hiện nghề trồng lúa
đầu tiên, sau đó cây lúa mới lan sang Trung Quốc, Ấn Độ và các
nước khác.
Ở Việt Nam, đất trồng lúa chiếm gần 80% diện tích nông nghiệp
(*)
.
Đó là tỷ lệ cao nhất so với tất cả các nước có trồng lúa trên thế giới.
(*)
Thống kế trước thời kỳ đổi mới nền kinh tế
Đời sống cây lúa có những nét rất đặc biệt: Dưới thì nước (Âm),
trên thì nắng (Dương), đến khì trổ bông, lúa chỉ phơi mao vào giờ
Ngọ (cực Dương) và giờ Tý (thịnh Âm), để hấp thụ đầy đủ Âm -
Dương của trời đất trước khi ngậm sữa thành hạt. Hạt gạo là sự
hóa thân của Âm - Dương, trời đất để nuôi sống con người.
Cấu tạo của hạt thóc gồm:
• Ngoài cùng là vỏ trấu
• Đến lớp vỏ cám chứa 8 - 10% đạm, 9 - 10% khoáng
• Trong vỏ cám là mầm và hạt gạo
1- Mầm: Ở đầu một bên của hạt gạo, chứa nhiều enzyme, đặc biệt
là amylase và các axít amin, trong đó quan trọng nhất là Thiamin.
2- Hạt gạo: Có thành phần chủ yếu là tinh bột và các chất dinh
dưỡng khác.
Từ lâu nay loài người đã quen ăm cơm gạo xát trắng (bỏ vỏ cám) vì
cảm thấy ngon, dễ nuốt, lại có vẻ “sang trọng”, mà chẳng mấy ai
nghĩ đến tính bổ dưỡng của hạt gạo nguyên vẹn, hoặc có biết thì
cũng không thắng nổi sự khoái khẩu.