dưỡng lâu nay, xin chân thành tặng phần viết này cho những ai
chưa tin lời khuyên của tôi, để các bạn có điều kiện suy ngẫm nhiều
hơn, trải nghiệm lâu hơn nhằm tự rút ra kết luận cho chính mình. Tôi
luôn vui lòng chia sẻ nếu các bạn muốn, và sẵn sàng tranh luận với
bất kỳ ai muốn tranh luận về vấn đề này!
Không ít bác sĩ và cả tiến sĩ Y khoa, tiến sĩ Sinh học... sau khi tranh
luận với tôi đã thừa nhận tôi đúng, họ sai nên uống ít đi, nhưng có
người trong số đó mà tôi biết rất rõ vẫn khuyên bệnh nhân uống
nước nhiều. Vì sao vậy? Có trời mới biết!
Cũng chẳng nên trách cứ những người đã phản bác tôi, vì ngay cả
những trí thức “cỡ lớn” cũng như thế: Khi nghe tôi giảng trong các
lớp dưỡng sinh, ông thầy trước đây dạy tôi ở đại học, lúc ấy là phó
giáo sư, tiến sĩ, chủ tịch hội Sinh vật học thành phố Hồ Chí Minh,
mời tôi cùng với mấy người bạn là tiến sĩ Sinh học và tiến sĩ Y khoa
tới nhà.
Thầy thân mật pha chút hài hước, mở đầu câu chuyện, nói với tôi:
“Hôm nay chúng tớ mời cậu đến chơi, nhân thể ‘hỏi tội’ cậu. Vì sao
đài, báo nói suốt ngày phải uống nhiều nước mà cậu lại giảng cần
uống ít nước?”.
Tôi vui vẻ, tự tin, trả lời: “Cảm ơn anh! May quá! Được giải thích cho
những người như thế này mới ‘sướng cái bụng’! Chứ với người
khác, chưa chắc họ đã hiểu hết!”. Rồi cố trình bày cặn kẽ từng điểm
một (mục II - 3, trên đây). Không ngờ, cứ nói xong mỗi ý là mọi
người lại ngạc nhiên “ừ nhỉ”! Nhiều khi chưa nói hết câu tôi đã nhận
được câu "ừ nhỉ" đồng tình!
Khi nói về ý mà Y học cho rằng phải uống nước nhiều nhằm tạo ra
sự chênh lệch nồng độ, để đào thải các chất cặn bã, tôi quay về
thầy mình và nói: “Chính anh giảng vấn đề này trong chương ‘Vận
chuyển chất qua màng tế bào’ cho lớp chúng em”! Thầy gật đầu xác
nhận: “Ừ! Đúng thế nhưng... tớ cũng không để ý thực tế này”!
Sau hồi lâu yên lặng, thầy nói: “Sao vấn đề đó không ai nghĩ ra”?
Tôi đáp: “Chẳng phải không ai ‘nghĩ ra’, mà chẳng ai chịu ‘nghĩ’ cả!