Ba người tới Tây An trước, không hổ danh là đất cố đô, tám trăm dặm
đất Tần bụi vàng tung bay, danh lam thắng cảnh cổ xưa nhiều vô số. Nói tới
ẩm thực, sủi cảo Đức Phát Trường, phao mô hay thịnh tường (các món đồ
ăn vặt ở TQ) có thể nói là cái gì cần có cũng đều có đủ. Có điều chạy qua
chạy lại ở đây lâu cũng không được, còn phải về vùng nông thôn hẻo lánh
nữa. Chúng tôi đi dạo ở Tây An nửa ngày, rồi lại ngồi xe đường dài tới
Hàm Dương, qua Kỳ Sơn, lại đi về hướng tây, đều là núi non trùng trùng
điệp điệp. Thế núi hoang dã oai phong, hùng vĩ như rồng xanh, từng ngọn
từng ngọn như lầu rồng bảo điện.
2
Lại nói mèo có đạo của mèo, chó có đạo của chó, chớ lẫn lộn sang
nhau. Muốn thu mua đồ dưới đất phải tìm chỗ có hang động. Theo tin tức
chúng tôi nhận được, tòa núi lớn như lầu rồng bảo điện đó có một khe núi
lớn gọi là "Cửa điện", lác đác có mấy chục hộ dân sinh sống. Mặc dù dân
cư ở đây thưa thớt nhưng cổ mộ lại nhiều vô kể, minh khí phát tán ra ngoài
dân gian không ít, đầu giường đất (giường lò) của người dân ở đây toàn là
bảo vật.
Sinh sống ở "Cửa điện" có một gã là Mã Lão Oa Tử, từ nhỏ đã chui
hầm móc cổ vật, thường xuyên qua lại với lái buôn đồ cổ. Ba người chúng
tôi lên đường đi tìm lão, đi tới lúc sắc trời sắp tối thì gặp được. Lão khoảng
hơn sáu mươi tuổi, mặt tím hơn gan dê, cằm lại có một nhúm râu dê. Có
điều lạ là mặc dù lão chăn dê chứ không có chăn ngựa, nhưng ở đây từ xưa
người ta vẫn gọi lão là Mã Oa Tử (trẻ chăn ngựa), chẳng mấy người gọi là
Phóng Dương Oa Tử (trẻ chăn dê), lớn lên cũng không đổi cách gọi, cùng
lắm là thêm vào một chữ "Lão". Mã Lão Oa Tử thấy người từ Bắc Kinh tới,
liền ra đón từ xa, dẫn đường vào nhà, nấu mỳ sợi cho chúng tôi ăn. Hắn tự
xưng là kiếm sống nhờ vẽ tranh tết, bận bịu làm việc cả một năm, đầu năm
mở hàng được mười mấy hai mươi ngày. Chi tiêu, ăn uống cả một năm
phần lớn là tiền kiếm được từ vẽ tranh. Mã Lão Oa Tử vẽ tranh môn thần