MÔ KIM QUYẾT - QUỶ MÔN THIÊN SƯ - Trang 139

thức ăn, lúc đấy còn đỡ, sau dần dà đồ đạc trong nhà cũng hết, chẳng còn
thứ gì đáng tiền để bán, hắn một thân một mình, trên đầu không một mảnh
ngói che thân, dưới đất không một miếng đất cắm dùi, bằng hữu thân thích
trước giờ cũng không thèm qua lại nữa. Có một câu nói như này: “Người
nghèo dù ở Thập Tự Nhai chẳng ai dám nhận là người thân thích, ruột thịt.
Kẻ giàu nơi hoang sơn dã lĩnh bạn bè khắp nơi có đuổi đi cũng không hết!”

Nghèo thì vẫn phải ăn cơm thì mới sống được qua ngày a! Phải làm gì

đây? Hắn không còn cách nào khác đành dựa vào bộ bẫy kẹp da mà kiếm
miếng ăn nuôi sống mấy người trong gia đình. Người vùng quan ngoại vẫn
hay nói cái bẫy kẹp da này chính là chi hạ sáo nhi, thiết giáp tử, chuyên
dùng để bắt hồ ly, chồn vàng,... Ở quan ngoại, những loài động vật này đều
được gọi chung là bì thú, bởi vì thịt của chúng vừa dai vừa hôi không hề dễ
ăn, được cái bộ lông thì lại vô cùng đáng tiền. Hơn nữa lại nói, khi đi săn bì
thú không thể dùng cung tên, súng bắn chim hay là chó săn được, bởi vì
một khi bộ lông bị tổn hại, coi như vứt đi, không đáng giá lấy một đồng
nữa, hoàn toàn là vật vô giá trị, cho nên yêu cầu quan trọng nhất là phải bắt
sống được chúng. Lão mụn kia lúc này rơi vào tuyệt lộ, đành dùng bộ bẫy
kẹp da để săn thú kiếm chút tiền mà mua cái ăn sống tạm qua ngày. Làm
cái nghề này, nếu thật sự có bản lĩnh lớn, lại cộng thêm vận khí tốt, không
chỉ đủ sống mà còn có khả năng phát tài nữa kìa. Hắn thấy người ta bắt
chồn, bẫy hồ ly mà phát tài lớn, nên cũng học theo mà mò tới nơi này.
Nhưng săn thú nào phải chuyện chơi, đây cũng là một môn thủ nghệ đấy!
Kiến thức học vấn chứa đựng bên trong chẳng phải là ít, quan trọng nhất
chính là tìm kiếm tung tích dấu vết, từ đó phân biệt được loại thú gì, hành
tung ra sao, ngoài ra còn phải quan sát vết cỏ, lần theo động tĩnh, ở đâu hạ
kẹp, nơi nào đặt bẫy, lúc nào thì hạ, khí trời như nào thì đặt, tất cả đều phải
dựa vào kinh nghiệm tích luỹ qua nhiều năm, hơn nữa còn phải ăn sương
uống nắng, hết sức khổ cực. Đám bì thú càng đến mùa đông, trời lạnh lẽo
giá rét, đất đá đóng băng, thì da lông chúng càng mọc dày để giữ ấm, lúc ấy
mới là lúc mà bộ lông của chúng đạt giá trị cao nhất, có thể bán được rất
nhiều tiền, thậm chí đến ngày tam cửu cực hàn chí thượng, phải ở lại trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.