MÔ KIM QUYẾT - QUỶ MÔN THIÊN SƯ - Trang 137

miền núi có một tập tục, nửa đêm tắt lửa tối đèn, già trẻ lớn bé chui hết vào
trong chăn ấm, rồi kể từ cố sự để răn dạy bọn nhỏ cho đến truyện ma doạ
người, càng kể càng thấy mơ hồ.

Hai thằng rảnh rỗi quá sớm đã phát bực, chỉ mong có câu chuyện gì đó

để hóng hớt cho đỡ buồn, liền năn nỉ Trăn Tử kể một chút cho chúng tôi
nghe. Cuối cùng Trăn Tử cũng đành mở lời, theo lời cô nàng kể, từ rất lâu
rồi đã có một truyền thuyết như thế này: cuối thời kì nhà Mãn Thanh dân
quốc, trong núi lớn có một con sông tên là “Hắc Thuỷ Giang” chảy qua,
bên bờ Hắc Thuỷ Giang có một túp lều làm từ da thú, bên trên có ba người
anh em, đều bị chết yểu, không thể lớn lên nổi. Những năm tháng ấy, chết
một đứa trẻ chẳng có gì lạ thường cả, nhưng đằng này lại chết liền thằng
thứ hai rồi đến thằng thứ ba, đến khi người con thứ tư được sinh ra, người
trong nhà thương đứa con đứa cháu duy nhất này vô cùng, chiều chuộng hết
mức, miếu Đông vừa mới thắp nhang, miếu Tây hương hãy còn chưa tắt.
Theo như tập quán từ xưa, mặc dù phía trên chẳng còn ai nữa, nhưng vẫn
phải dựa theo thứ tự cấp bậc trong nhà mà đứng a, cho nên đứa nhỏ này
sinh ra liền đứng hàng cuối cùng, vai vế bé nhất nhà, theo như thổ ngữ địa
phương gọi là “lão mụn”. Đến khi lão mụn chừng ba mươi tuổi, hắn đã là
một người tại kỳ. Như thế nào gọi là tại kỳ? Các vị chắc đều biết thời nhà
Thanh có Mãn, Mông, Hán bát kỳ a. Đây là một loại hình thức tổ chức xã
hội của người Mãn Châu. Tổ tiên của lão mụn này, ban đầu là một trong
tám kỳ binh, sau gia nhập kim giáp sỹ, trước kia cùng Thanh Thái tổ Nỗ
Nhĩ Cáp Xích thẳng một đường Nam chinh Bắc chiến, Đông thủ Tây sát,
lại quăng lão đuôi rồng Hàn Vương ra quan ải, đánh chiếm thiên hạ, cũng
gọi là có tí công phò trợ Thiên tử. Bởi vì Sấm vương Lý Tự Thành vượt
sông Sa Hà, xuyên thủng được thành Bắc Kinh, Sùng Trinh hoàng đế phải
bỏ chạy lên núi Môi Sơn mà tự vẫn. Ngô Tam Quế quay về cứu viện, nghe
tin vua Minh đã chết, định đầu hàng Lý Tự Thành. Nhưng khi hay ái thiếp
của mình bị Tự Thành chiếm đoạt, cha thì bị giết, liền tức giận đổi ý, dẫn
quân quy thuận Mãn Thanh. Đại Thanh khi đó dựa vào mười ba cánh quân
được trang bị khôi giáp dũng mãnh mà khởi binh, trước khi xuất quân bố

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.