mà cái nào cái nấy cứ na ná nhau rất khó để phân biệt, với tình hình này mà
muốn tìm được lối vào cổ mộ thì thật chẳng khác gì mò kim đáy bể. Trăn
Tử tuy là một tay thợ săn lành nghề lớn lên ở vùng Đại Hưng An Lĩnh này,
chỉ có thể giúp chúng tôi đi tới Hắc Sơn Đầu, còn việc tìm vị trí cổ mộ các
thứ thì hoàn toàn mù tịt, hai tên ăn hại kia cũng thế, đều thúc thủ vô sách
(Trans: Bó tay, không có cách nào cả)!
Tôi không chỉ một hai lần hồi tưởng lại những gì mà chúng tôi đã trải
qua ở ngôi cổ mộ ấy, thứ nhất là vì ngôi mộ này có rất nhiều điểm đáng
nghi khó lý giải, thứ hai là tổ phụ tôi ngày trước cũng đã từng làm chuột
đất, ngài còn bắt tôi phải ghi nhớ thật kỹ “Lượng Kim Thước”, đặc biệt là
thuật tầm long trong đó, thuật ấy tóm gọn không ngoài tám chữ “Ngoại
quan hình thế, nội phân âm dương”. Tầng lớp quyền quý thời cổ đại khi
tiến hành mai táng chôn cất đều rất để ý, chú trọng đến hình thế âm dương,
nói trắng ra chính là muốn tìm lấy một phong thủy bảo địa để mà hạ táng,
phong thủy bảo địa phần lớn đều là ở trên long mạch. Bí thư “Lượng Kim
Thước” có nói: “Thiên lý vi thế, bách lý vi hình, thế lai hình chỉ, tự thành
âm dương”. Cái gọi là âm dương khí, chính là sinh khí tồn tại trong đất,
cũng được gọi với tên khác là long khí, khí mà thăng thì sẽ thành mây, khí
mà hàng thì sẽ làm mưa, cho nên mới có câu nói “Táng giả thừa sinh khí”
(Trans: Chôn người phải lựa theo long khí, nơi khí phát thì đời sau giàu
sang phú quý, nơi khí suy thì bần hàn nghèo túng). Tôi liền nhớ tới khẩu
quyết của bí thuật phân kim định huyệt: “Tung đại khán tiểu, do cao đáo đê,
tiên kiến thiên địa, tái vọng long mạch” (Trans: Quan sát từ cái lớn tới nhỏ
nhỏ, từ cao đến thấp, trước quan sát trời đất, sau mới tìm long mạch),
không thể chỉ nhìn chằm chằm vào một ngọn núi này được, thế là tôi bèn
hướng mắt ra xa quan sát xung quanh, chỉ thấy trời đất mênh mông rộng
lớn, từng đạo long khí kéo dài từ phía Đông tới, đó là chín dãy núi non trập
trùng nối tiếp nhau, vây lấy ngọn Hắc Sơn Đầu này, tựa như đang quy tụ về
phía Tây. Hình thế của Hắc Sơn Đầu vừa khoáng đạt lại vừa kín kẽ chính
trực, khắp nơi bốn phía đều được che chở bảo hộ, giống như một cố bảo
liên ngự xa của Hoàng Đế, trong âm dương phong thủy được xưng là “Cửu