nhờ vào của bố thí và lòng từ thiện của dân chúng. Nói tóm lại tôn giáo này
đã tỏa rộng tính hình thức và sự hoang đường đến sống sượng của nó ra rất
xa, cùng với những biệt phái và những nhóm mạo danh của nó cũng được
lan truyền đến nhiều vương quốc ở vùng phương Đông như Đàng Ngoài,
Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Cao Miên, Xiêm, vùng vịnh
Bengal và vùng bờ biển Coromandel, hai xứ Ceylon (Sri Lanka) và Indostan
(cổ Ấn Độ)
... Chính từ một trong hai xứ Ceylon và Indostan mà thứ tôn
giáo này đã được truyền vào Trung Quốc, đầu đuôi sự việc là thế này:
Thời xưa, một vị hoàng đế Trung Quốc nghe tin ở phương Tây có một bộ giáo luật rất có hiệu
nghiệm trong việc dạy dỗ và hướng dẫn con người đến sự minh triết và đức hạnh, những người
thuyết giảng thứ luật đó cũng là những tấm gương trong xã hội bởi những đức tính và hành
động cao cả của họ. Vị hoàng đế Trung Quốc vì thế đã phái một số nhà hiền triết đi tìm bằng
được bộ luật thông thái đó để mang về nước Trung Hoa. Những vị sứ giả và hiền triết Trung
Hoa lên đường đi tìm, hay đúng hơn là lang thang ngược xuôi các chốn, trong vòng khoảng 3
năm thì đến được xứ Indostan hoặc là xứ Malabar
. Ở đây nhóm sứ giả Trung Quốc nhận thấy
loại tôn giáo này rất phổ biến, được nhiều người tin theo. Phần vì bị ma quỷ xúi giục, phần vì
khiếp sợ phải đi xa thêm nữa để tìm kiếm, đoàn người này cho rằng họ đã tìm được thứ mà họ
cần. Thế rồi, chẳng cần suy xét gì thêm nữa, họ thu thập 72 cuốn sách về những chuyện hoang
đường và một số người có khả năng diễn giải, để mang về nước Trung Quốc. Vị hoàng đế sung
sướng đón nhận bộ sách và yêu cầu cho truyền bá thứ tôn giáo đó đến thần dân của ông ta. Và
thứ dị giáo đó vẫn liên tục tồn tại kể từ cái ngày tăm tối đó đến hôm nay.
Tôi phải nói một điều có thể nói là vinh dự với những tín đồ Cơ Đốc giáo
là cái đạo luật vẻ vang mà vị hoàng đế Trung Quốc ngày xưa nghe được
chính xác là bản phổ biến đầu tiên của bộ Kinh Phúc âm tại khu vực xứ
Judéa (thuộc Cổ Do Thái) và chung quanh, mà các vị thánh tông đồ dùng để
rao giảng cho cả người Do Thái và người ngoài Do Thái. Vào thời điểm đó
Kinh Phúc âm được người ta đón nhận như một phép nhiệm màu cho nên
việc nó lọt đến tai vị hoàng đế Trung Quốc ở xứ xa xôi cũng là chuyện dễ
hiểu. Những tính toán về thời gian mới đây nhất còn góp phần khẳng định
chắc chắn rằng thời điểm mà vị hoàng đế Trung Quốc nọ nghe tin về bộ luật
ưu việt của phương Tây cũng chính là thời điểm các thánh tông đồ bắt đầu