MÔ TẢ VƯƠNG QUỐC ĐÀNG NGOÀI - Trang 104

Một ngôi chùa ở Đàng Ngoài

Nguồn ảnh: A Description of the Kingdom of Tonqueen, Samuel Baron, 1685

Tuy nhiên, đám tiện dân và những người chỉ nhìn và đánh giá sự việc

bằng mắt thường một cách thiếu suy xét thì cho rằng những việc đó - cũng
như nhiều lễ nghi khác - là thứ mê tín dị đoan. Nói tóm lại, thứ tôn giáo này
không có chùa chiền hay địa điểm cụ thể để lễ bái Ngọc Hoàng Thượng đế,
không có linh mục hay thầy giảng để rao giảng những giáo lý như đã nói
trên và cũng không có ai giám sát việc cử hành hay tuân thủ nguyên tắc, mà
để cho mỗi cá nhân tự điều chỉnh thái độ và hành vi của mình. Dù vậy vẫn
không có tai tiếng gì, ngược lại tôn giáo này vẫn thu hút được người của
nhiều tầng lớp đi theo, như các Vua, Chúa, hoàng gia, đại thần, quan lại và
những người có học trong vương quốc.

Trước đây, chỉ có nhà Vua mới được phép cử hành lễ Tế Trời [tế Giao].

Tuy nhiên, từ khi Chúa tiếm hết quyền hành từ tay nhà Vua, ông ta cũng
giành luôn cái đặc quyền này của hoàng gia, tự tổ chức tế lễ ngay trong phủ
Chúa nếu như vương quốc gặp phải cảnh khó khăn như thiếu mưa, mất mùa
và đói kém, bệnh dịch... Những kẻ khác tự ý làm việc này đều bị vướng vào
tội chết.

Thứ tôn giáo thứ hai mà nhiều người Đàng Ngoài tin theo được gọi là

Boot (Bụt = Phật), thờ tự nhiều ngẫu tượng hay ảnh tượng. Tín đồ của tôn
giáo này chủ yếu là người nghèo, ít học, đám tiện dân và đặc biệt là phụ nữ
và hoạn quan - những tín đồ thành tâm nhất. Giáo lý của họ là sự thờ phụng
tượng một cách thành kính và tin vào kiếp luân hồi. Họ cầu khấn quỷ thần
để quỷ thần không làm hại họ. Họ tin vào một vị thần cụ thể, vốn là hợp thân
của ba vị thần. Họ sống một cuộc sống khổ hạnh trong nhà tăng ở chùa, với
niềm tin rằng những việc họ làm thật sự có giá trị còn những kẻ xấu xa thì
chịu đựng sự tra tấn, khổ hình... và hàng loạt những tình tiết mê tín khác
khỏi cần phải nhắc lại. Tuy nhiên, cũng như thứ đạo Khổng Tử, đạo Bụt của
người Đàng Ngoài không có cha cố để tiến hành nghi lễ, mà chỉ có Sayes

104

hay là nhà sư (ông Taverniere gọi nhầm thành cha cố). Họ cũng có các bà
vãi đôi khi sống gần hoặc ở trong chùa - những người thường được mời đến
tham dự các đám tang với các loại nhạc cụ như trống, kèn... Nhà chùa sống

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.