MÔ TẢ VƯƠNG QUỐC ĐÀNG NGOÀI - Trang 11

nhờ lúa gạo. Họ tận dụng từng mảnh đất để trồng lúa và hiếm khi bỏ hoang
đất đai.

Xứ Đàng Ngoài tiếp giáp Quảng Châu (Canton) về phía đông bắc, tiếp

giáp vương quốc Lào và xứ Bowes

5

về phía tây, tiếp giáp hai tỉnh Vân Nam

và Quảng Tây (còn gọi là Ai) của Trung Quốc về phía bắc, tiếp giáp vương
quốc Đàng Trong về phía nam và đông nam. Khí hậu ôn hòa từ tháng Chín
đến tháng Ba, đôi khi lạnh vào các tháng Một và Hai dù không bao giờ có
tuyết và băng giá. Các tháng Bốn, Năm và Sáu thường không lành bởi mưa,
mù trời và mặt trời chói lọi. Các tháng Sáu, Bảy, Tám là thời điểm cực nóng
trong năm. Gió ở đây thổi theo hai hướng bắc nam và nam bắc, mỗi hướng
đều sáu tháng. Từ tháng Năm đến tháng Tám là mùa đẹp nhất ở Đàng Ngoài
khi cây cối sum suê, ruộng đồng tươi tốt, phong cảnh trông thật đẹp mắt.

Những trận gió lớn ở đây được đám thủy thủ gọi là bão, người vùng này

gọi là Tanffoons

6

, hoành hành dữ dội ở đây và những vùng biển lân cận

không theo chu kỳ ổn định nào:

có khi 5 hoặc 6 năm một lần, có khi 8 hoặc 9 năm. Cho dù loại gió bão này không được gọi

cùng tên Tanffoons ở các vùng biển khác ở phương Đông, nhưng với sức tàn phá dữ dội như

thế có thể nói loại bão ở vùng vịnh Bengal và duyên hải Coromandel vốn được biết đến dưới

tên gọi Tượng phong (Elephant Wind) chẳng kém bão ở vùng Đàng Ngoài là mấy. Hậu quả của

loại bão này đối với đám thủy thủ thường rất thảm khốc. Tôi không thể tìm được một nhà thiên

văn học nào ở Đàng Ngoài để hỏi về xuất xứ của các trận bão trên, vậy nên tôi không thể khẳng

định rằng chúng được hình thành do những luồng khí thoát ra từ các vùng khai mỏ ở Nhật Bản.

Về diện tích của Đàng Ngoài, Taverniere đã sai lầm to khi cho rằng Đàng

Ngoài có diện tích tương đương nước Pháp. Những người trải nghiệm ở
Đàng Ngoài khẳng định vương quốc này chỉ nhỉnh hơn nước Bồ Đào Nha
một chút, dù dân số có thể nhiều gấp bốn lần. Taverniere cũng không mô tả
cụ thể về giới hạn đường biên cũng như diện tích của Đàng Ngoài.

Có một số đảo thuộc về vương quốc nằm trong vịnh Đàng Ngoài (vịnh

Bắc Bộ), hòn đảo lớn nhất được người địa phương gọi là Twon Bene

7

còn

người Hà Lan gọi là đảo Rovers (đảo Kẻ Cướp). Hòn đảo này nằm ở vĩ độ
19 độ 15 phút bắc, dài 1,5 lý

8

, rộng tối đa nửa lý, phần lớn địa hình cao, cách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.