Tức Chúa Trịnh Căn (trị vì: 1682-1709). Ba đời Chúa trước đó (có lẽ Baron không tính Trịnh Kiểm, nắm quyền: 1545-1570) là Trịnh Tùng (trị vì: 1570-1623), Trịnh Tráng (trị vì:
1623-1657), Trịnh Tạc (trị vì: 1657-1682).
Đến năm đó (1683 - khi Baron viết cuốn sách này), Chúa Trịnh Căn mới 50 tuổi (Chúa sinh năm 1633).
Tức đám tang Chúa Trịnh Tạc, mất năm 1682.
Ducba: Đức Bà.
Duc-ang: Đức Ông.
Batua: Bà Chúa (?).
Tức Chúa Trịnh Căn.
Tức Chúa Trịnh Tạc.
Chechening mà Baron mô tả là Ninh Quốc Công Trịnh Toàn - con út của Chúa Trịnh Tráng, em Chúa Trịnh Tạc và là chú ruột của Chúa Trịnh Căn sau này. Ông có công lớn trong
việc đẩy lùi quân Nguyễn khỏi vùng Nghệ An trong đợt xung đột lần thứ 5 (1655-1660). Do có tài và có uy tín lớn trong quân đội Trịnh Toàn bị Trịnh Tạc lập mưu bắt giam và giết đi
để trừ hậu họa.
Ong Trungdume: Ông Trạng?. Theo sử cũ, Nguyễn Quốc Trinh (Quốc Khôi) là người có tài, thi đỗ Trạng nguyên, tính tình cương trực, được cử làm quan Bồi tụng phủ Chúa. Năm
1674, kiêu binh nổi lên làm loạn ở kinh thành, giết Nguyễn Quốc Trinh cùng phá nhà Tham tụng Phạm Công Trứ.
Người nước ngoài thường gọi quan lại theo chức danh; Ong-ja là Ông già. Trong số ba người mà Baron điểm ra có Ong-Ja-Tu-Le là xác định được vì người này được mô tả khá kỹ
trong các văn bản của Công ty Đông Ấn Hà Lan. Đây chính là Ông già Tư Lễ, tức hoạn quan Hoàng Nhân Dũng, người làm đến chức Tư lễ giám, nhưng sau bị xử tử do bị khép tội có
âm mưu chống lại Chúa. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “(năm 1653), Nhân Dũng là tên hoạn quan được yêu, làm đến chức chưởng Tư lễ giám, thiếu bảo, tước quận công, được
ban họ tên là Trịnh Lãm. Quyền lực to quá, ngày càng kiêu căng phóng túng, ngầm mưu với thủ hạ là Trần Nhân Liễn nuôi giấu người có yêu thuật là Tuyên Đức để xướng loạn. Việc bị
phát giác, đưa xuống triều thần xét tội. Nhân Dũng bị chém bêu đầu, bọn Nhân Liễn, Tuyên Đức đều bị lăng trì, thị chúng”.
Hein: Phố Hiến.
Nhiều khả năng đó là Lê Đình Kiên, quan trấn thủ Sơn Nam trong suốt 41 năm (năm 1664 đến năm 1704). Tài liệu của Công ty Đông Ấn Anh (dù luôn phỉ báng quan lại Đàng
Ngoài về sự o ép và nhũng nhiễu) cũng dành cho quan trấn thủ phố Hiến những lời ca ngợi nhất định.
Panes: đồng tiền cổ, ngày nay không còn dùng nữa.
Croesus: vua xứ Lydia từ năm 560 đến năm 546 TCN; năm 547 TCN, Croesus bị quân Ba Tư đánh bại. Trong thành ngữ Hy Lạp và Ba Tư, “Croesus” có nghĩa là người cực kỳ
giàu có.
Bova-dee-yaw: tên gọi dân gian có thể là: Vua đi dạo.
Canja: tên chữ nghĩa có thể là Nam giao (tế).
Đây có thể là lễ cúng cơm mới, xôi mới.
Theckydaw hay Thecadaw: có thể là “Tế kỳ đảo, Tế kỳ đạo”. Tế kỳ đảo là cầu khấn với thần để cầu xin việc gì đó (từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh). Còn Tế kỳ đạo theo Lịch
triều hiến chương loại chí là một loại lễ tế cờ của tướng sĩ ở đàn Kỳ đạo. Vậy Theckydaw có thể là một nghi lễ tế đầu năm, mang tính chất tôn giáo kết hợp với chức năng quân sự,
nhằm bày tỏ lòng trung thành, diệt trừ cái xấu, cầu mong cái tốt cho quân dân ở thời Lê - Trịnh.