MÔ TẢ VƯƠNG QUỐC ĐÀNG NGOÀI - Trang 111

(23)

Picul

: đơn vị đo lường, tương đương 60kg (bằng 1 tạ).

(24)

Twinquaes: thuyền giã (?).

(25)

Người Lacedemonian: tộc người Hy Lạp cổ, thuộc xứ Lacedaemonia, ngày nay là vùng Laconia của Hy Lạp.

(26)

Tuncy: tiến sĩ.

(27)

Singdo: sinh đồ.

(28)

Vecquun: có lẽ là “việc quan”.

(29)

Nếu kết hợp với mô tả của Baron về Chúa và Thế tử ở chương sau và nếu điều Baron nói rằng ông được Thế tử nhận làm nghĩa tử thì cha nuôi của ông có lẽ là một trong hai con

của Chúa Trịnh Căn lúc đó (là Trịnh Vĩnh và Trịnh Bách). Nhưng cả hai vị này đều mất sớm, nên không biết thực hư của việc Baron nói rằng ông được Thế tử nhận làm con nuôi chính

xác đến đâu.

(30)

Rupee: tiếng Hindi là Rupiya, đồng tiền xu đúc bằng bạc, thông dụng tại các xứ thuộc Ấn Độ trước đây. Ngày nay, vẫn còn nhiều nước gọi đồng tiền của mình là Rupee nhưng

dưới một số biến âm khác nhau.

(31)

Surat: một trung tâm buôn bán lớn nằm ở sườn phía tây lục địa tiểu Ấn.

(32)

Shilling: đồng tiền bạc dùng tại Anh từ thời Vua Henry VII (trị vì: 1495-1509) đến tận năm 1971. Đồng Shilling trước đây cũng được lưu hành tại nhiều nước thuộc khối Thịnh

vượng chung, trị giá 1/20 đồng bảng.

(33)

Ell: đơn vị đo chiều dài tương đương một cánh tay. Độ dài của đơn vị Ell rất khác nhau tại các nước châu Âu. Riêng tại Anh, một Ell tương đương với 45 inches (= 1,125m).

(34)

Có lẽ là trò chơi vật cầu hoặc hất phết, phổ biến ở kinh kỳ xưa kia.

(35)

Tức tháng Chạp.

(36)

Congtu: Khổng Tử.

(37)

Ý của Baron là bộ Ngũ Kinh gồm năm cuốn: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch và Kinh Xuân Thu.

(38)

Hung-cong: hương cống.

(39)

Trungiveen: trạng nguyên.

(40)

Theo mô tả của Baron về đặc tính hai loại trên thì Chia-bang có lẽ là chè Bạng (chế từ lá chè) còn Chia-way có thể là chè Mạn (chế từ búp chè).

(41)

Triều Đinh.

(42)

Leedayhang: Lê Đại Hành.

(43)

Libatvie: Lý bát đế? Lý bát vị? Có thể chỉ Lý Thái Tổ hoặc các Vua Lý nói chung.

(44)

Trần.

(45)

Nhận thức của Baron về lịch sử giai đoạn này rất lộn xộn, nhân vật Hue có lẽ là Hồ Quý Ly. Tuy nhiên, Baron hiểu rất sai về thời gian trị vì của vương triều Trần khi cho rằng chỉ

vài tháng sau cuộc hôn nhân giữa Công chúa họ Lý (Chiêu Hoàng) và Hoàng tử họ Trần (Cảnh) thì nhân vật Hue đã nổi dậy tiếm quyền”. Có vẻ như Baron đã nhầm lẫn sự kiện này với

việc Vua Lý Huệ Tông bị sát hại vào đầu triều Trần (?).

(46)

Ý của Baron là việc nhà Minh xâm lược và đô hộ Đại Việt (1400-1428).

(47)

Lee: Lê Lợi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.